Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn chất chứa sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn chất chứa sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Mọi trẻ sinh ra đều có thể nhận được nguồn sữa từ chính người mẹ của mình.
Hãy cùng BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG hưởng ứng tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ từ 1/8-7/8 hằng năm nhằm khuyến khích tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ. Với chủ đề: " Thu hẹp khoảng cách – Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương".
Chuyên mục Nuôi con bằng sữa mẹ sáng ngày 10/8, tại lớp học tiền sản của Bệnh viện Phụ sản MêKông đã đem đến một trải nghiệm vui nhộn, thú vị cùng những kiến thức vô cùng bổ ích cho những gia đình tham dự. Cùng Báo cáo viên CNHS. Nguyễn Thị Thanh Loan – HS trưởng khoa Phụ sản, những nội dung của lớp học xoay quanh việc nuôi con bằng sữa mẹ như: Lợi ích toàn diện của sữa mẹ đối với sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ ;Các nguyên tắc khi nuôi con bằng sữa mẹ Cách cho con bú, và những khó khăn khi cho con bú ;Cách để mẹ kích sữa và vắt sữa Cách chăm sóc, bảo vệ nguồn sữa mẹ.
Đặc biệt sau khi đã trải qua các phần lý thuyết trên, các gia đình được trực tiếp thực hành những tư thế, cách cho bé bú, cách để bé ngậm đúng khớp vú của mẹ trên mô hình trẻ sơ sinh hoàn chỉnh nhất, nhằm hạn chế tối đa các tổn thương cho bầu vú của mẹ và đảm bảo bé được bú đủ sữa. Lợi ích toàn diện của sữa mẹ đối với sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ Sữa mẹ có nguồn dinh dưỡng giúp con thông minh, trẻ tăng sức đề kháng, phát triển toàn diện. Theo CNHS. Nguyễn Thị Thanh Loan – HS trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Phụ sản MêKông để giúp trẻ hấp thu nguồn sữa mẹ tốt nhất, các bà mẹ cần phải có phương pháp nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đúng cách.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa được tiết ra từ vú mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời, mẹ không cần bổ sung thêm cho trẻ bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả việc uống nước. Khi trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng.
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tốt nhất bao gồm: Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ có sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa vitamin, protein và chất béo. Đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn dễ tiêu hóa nên cũng giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, nhất là trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Cung cấp kháng thể: Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại vi rút và vi khuẩn. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không kèm theo sữa công thức sẽ ít bị nhiễm trùng tai, bệnh hô hấp và tiêu chảy hơn. Giảm nguy cơ mắc bệnh: Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm khả năng bị dị ứng và sâu răng, đồng thời phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn.
Đặc biệt, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật bao gồm: Viêm tai giữa; bệnh về đường hô hấp; cảm lạnh; vi rút, nhiễm tụ cầu, strep và e coli, dị ứng; rối loạn đường ruột; bệnh tiểu đường loại 2; một số bệnh ung thư thời thơ ấu... Giúp tăng cân: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ giúp tăng cân lành mạnh và tránh được nguy cơ thừa cân, béo phì.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho biết, việc cho con bú sữa mẹ còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không chỉ tốt nhất cho trẻ nhỏ mà còn mang đến nhiều lợi ích cho mẹ như: Giảm cân: Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp phụ nữ giảm cân nhanh hơn. Giúp tử cung co lại: Thời kỳ mang thai, tử cung sẽ to ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể sẽ tăng cao. Oxytocin có tác dụng làm co thắt tử cung và giảm chảy máu, giúp tử cung trở lại kích thước trước đó. Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: Trầm cảm sau sinh (PPD) có thể phát triển ngay sau khi sinh con. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú dường như ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những bà mẹ cai sữa sớm hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ.
Tăng sức đề kháng: Các nhà khoa học đã chứng minh, tổng thời gian phụ nữ cho con bú có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ ung thư vú và bệnh ung thư buồng trứng. Đồng thời, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2.
Hỗ trợ tránh thai tự nhiên: Mặc dù cho con bú sữa mẹ cũng là một trong những phương pháp ngừa thai nhưng hiệu quả của phương pháp này chỉ đảm bảo khi hội tụ ba yếu tố: trong 4 tháng đầu sau sinh; cho con bú mẹ hoàn toàn và mẹ không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ mang thai trong thời gian cho con bú có thể xảy ra nên việc áp dụng một biện pháp ngừa thai phù hợp cũng cần thiết trong thời gian này.
Giúp trẻ thông minh hơn: Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu. Điều này là do sữa mẹ giàu HMO, một thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột và mang đến cho trẻ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khoa học đã chứng minh hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ.
Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Mẹ cho con bú tạo ra sự gần gũi về thể chất, bao gồm việc tiếp xúc da thịt và giao tiếp bằng mắt. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết, khiến bé gần gũi với mẹ hơn và mang đến cảm giác an tâm hơn cho trẻ.
Cách cho con bú, và những khó khăn khi cho con bú
Khi cho trẻ bú, mẹ nên chú ý đến đến tư thế bú và cách ngậm vú của bé tránh gây khó chịu cho cả mẹ và bé khiến bé quấy khóc vì không được bú sữa, lượng sữa bé bú quá ít. Cho bé bú không đúng tư thế có thể khiến mẹ bị căng sữa, đau rát đầu vú và làm giảm khả năng sản xuất sữa của mẹ.
Bế bé khi cho bú: Trước khi cho tìm hiểu và lựa chọn các tư thế cho bé bú, mẹ cần nắm được cách bế bé khi cho bú và một số lưu ý khi bế bé: Phần đầu và thân của bé phải nằm trên cùng một đường thẳng; Mặt bé hướng vào bầu vú của mẹ, mũi đối diện núm vú; Bế bé, bụng bé áp sát bụng mẹ; Mẹ nên chú ý đỡ phần cổ, lưng và mông cho bé; Nâng bầu vú khi cho bé bú Để hỗ trợ và kiểm soát việc bú của bé, mẹ có thể dùng tay để nâng bầu vú và điều chỉnh hướng vú khi cho bé bú: Đặt các ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú, riêng ngón cái để trên vú; Dùng ngón trỏ nâng nhẹ bầu vú; Ngón trỏ và ngón cái ấn nhẹ và di chuyển dần đến gần núm vú tạo thành hình chữ "U"; Lưu ý, các ngón tay nên hoạt động nhẹ nhàng, không đặt quá sát núm vú và khum lại như gọng kìm. Điều này sẽ gây ra tác dụng ngược, cản trở dòng chảy của sữa mẹ.
Cho bé ngậm vú đúng cách Bên cạnh tư thế cho con bú đúng cách, mẹ nên chú ý đến cách bé ngậm vú và giúp bé ngậm vú đúng cách nhằm đảm bảo chất lượng bú của bé. Ngậm vú không phải là là một hành động tự nhiên mà đây là một kỹ năng bé cần được học và luyện tập cùng mẹ. Bé ngậm vú đúng cách không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bé mà còn hạn chế một số rủi ro như đau vú, nứt vú,… gây ra khi bé bú sai cách. Ôm bé, sao cho mũi bé đặt gần với núm vú của mẹ; Khiến miệng bé mở rộng bằng cách để đầu bé hơi ngửa về phía sau, môi trên chạm núm vú; Miệng bé ngậm sâu quầng vú và các mô phía dưới quầng vú; Môi dưới ở dưới núm vú, hướng ra ngoài; Lưỡi bé chụm quanh đầu vú, hai bên má chụm tròn; Cằm bé chạm sát vào vú, mũi thông thoáng, không bị chèn ép; Trẻ bú sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả bú của bé mà còn có thể gây tổn thương đến cơ thể mẹ.
Một số tổn thương mẹ thường gặp khi cho bé bú:
1. Đau núm Đau núm vú là một trong những nỗi sợ hãi của các mẹ bỉm, nhất là mẹ bỉm lần đầu cho con bú. Tình trạng này thường được gây ra do bé nằm không đúng vị trí khi bú. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên kiểm tra lại tư thế của mẹ và bé khi cho con bú và có thể thử thay đổi một số tư thế khác.
2. Căng sữa Tình trạng ngực bị căng, ứ sữa gây cảm giác căng tức ngực, ngực nặng nề khó chịu thường xuất hiện trong một vài tuần đầu sau sinh. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng nếu tình trạng căng sữa kéo dài sẽ khiến ngực bị cứng, cản trở bé ti sữa. Do đó, mẹ nên chủ động cho bé bú thường xuyên hơn, 8-12 cữ/ngày và cho bé bú đều hai bên ngực. Bên cạnh đó, mẹ nên thực hiện một vài động tác massage bầu ngực, bôi một ít nước ấm để làm mềm vú trước khi cho bé bú, đồng thời giúp sữa xuống nhanh, dễ dàng và tự nhiên.
3. Tắc sữa Nếu mẹ tự nhiên xuất hiện một khối u cứng ở ngực, gây đau nhức ngực và có thể bị đỏ lên, mẹ có thể đang trong tình trạng bị tắc sữa. Điều này thường được gây ra do mẹ mặc áo ngực quá chật. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên massage kích sữa cho bầu ngực và có thể dùng máy hút sữa để giúp rút bớt sữa từ bầu ngực, hút hết lượng sữa thừa. Nếu mẹ xuất hiện cảm giác đau nhức nghiêm trọng và bắt đầu có dấu hiệu sốt, mẹ cần đến gặp bác sĩ để trực tiếp kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
4. Viêm vú Viêm vú là tình trạng vú bị nhiễm trùng với các triệu chứng tương tự như bệnh cúm bao gồm sốt và đau ngực. Mẹ thường bị viêm vú trong vài tuần đầu sau sinh hoặc trong khoảng thời gian cai sữa cho con. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do núm vú bị nứt do để lâu hoặc do mẹ bị tắc sữa hay ứ sữa. Viêm vú không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và việc cho con bú nên mẹ vẫn nên cho bé bú đều đặn. Để giải quyết tình trạng viêm vú, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp.
Ngoài ra, mẹ cần hút hết sữa trong bầu ngực cho đến khi vùng bị ứng đỏ ở ngực dịu lại. Cho con bú đúng cách và phù hợp không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ, giúp mẹ và bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu mỗi khi cho con bú và được bú. Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng sữa và nguồn sữa cho bé, mẹ cũng nên chú ý cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và chủ động chăm sóc đầu vú cẩn thận.
Đồng thời, trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh gây ảnh hưởng đến bé. Cách để mẹ kích sữa và vắt sữa Cho bé tập bú càng sớm càng tốt ngay khi chào đời sẽ giúp cơ thể mẹ tiết ra sữa non rất tốt với trẻ. Đồng thời, lúc này, đầu ti mẹ cũng được massage kích thích sản xuất nhiều oxytocin không chỉ giúp sữa tiết nhiều hơn mà còn có tác dụng cầm máu, giảm đau sau sinh. Mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, cách 2 giờ/lần giữa các lần bú sữa vào ban ngày và cách 3 - 4 giờ/lần vào ban đêm, ít nhất 8 - 16 lần trong 24 giờ.
Cho con bú cả hai bên giúp kích thích tăng sản xuất sữa mẹ tiết ra đều hơn ở cả hai vú. Một nghiên cứu cho thấy con bú ở cả hai bên giúp tăng sản lượng sữa và dẫn đến hàm lượng chất béo trong sữa cao hơn. Đồng thời, việc này còn giúp ngăn ngừa một số vấn đề phổ biến khi cho con bú như căng sữa, tắc ống dẫn sữa và viêm vú. Bé bú ít nhất 15 phút ở mỗi bên vú nhằm đảm bảo rằng bé đã bú đủ sữa mẹ. Đồng thời, cũng cho phép cơ thể mẹ có đủ thời gian để kích thích tích tụ nguồn sữa và vú bớt căng hơn. Việc da kề da giữa mẹ và bé sau khi bú khoảng 20 phút là hành động âu yếm, gắn kết với con sẽ khiến bộ não của mẹ chỉ đạo kích thích phản xạ và cơ chế sản sinh nhiều sữa hơn. Đồng thời, việc tiếp da giữa mẹ và con giúp em bé quen với mùi hương và cảm thấy an toàn hơn trong môi trường mới.
Sử dụng máy vắt sữa là một trong những biện pháp kích sữa cho mẹ bị ít sữa, mất sữa sau sinh. Tuy nhiên mẹ cần thực hiện theo cữ như thời gian cho bé bú ít nhất 8 lần/ngày, cứ 2–3 giờ/lần và đúng giờ không được bỏ cữ để đảm bảo kích sữa về được nhiều nhất. Trong các trường hợp còn dư sữa sau khi bú hoặc bé bú ít, hãy sử dụng máy hút sữa như một dấu hiệu giúp cơ thể bạn sản xuất nhiều sữa hơn.
Cơ thể bạn không thể tạo sữa nếu bạn bị mất nước. Do đó, bạn cần uống ngoài 8 ly được bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày cho người lớn, những người đang cho con bú nên bổ sung thêm ít nhất 4 - 8 ly mỗi ngày. Thực hiện massage khiến ống dẫn sữa giãn nở, kích thích tuyến sữa sản xuất lượng nhiều hơn, sữa chảy nhanh hơn. Ngoài ra, việc massage bầu ngực không những giúp kích sữa về mà còn góp phần ngăn chặn hình thành ung thư vú, hỗ trợ các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, áp xe vú,...
Cách chăm sóc, bảo vệ nguồn sữa mẹ
Sau đây là những lời khuyên cho người mẹ để bảo vệ nguồn sữa của mình trong thời kỳ nuôi con nhỏ: Muốn có sữa cho con bú, ngay trong thời kỳ có thai người mẹ cần được ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, do đó tăng cân tốt và có nhiều sữa sau khi sinh. Khi nuôi con bú, trước hết người mẹ cần được ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ãn cần cao hơn mức bình thường. Hằng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, hoặc trứng, một ít rau đậu. Nên ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng 1.5 lít đến 2 lít).
Ðể sữa được tiết ra một cách thuận lợi, tinh thần người mẹ phải thoải mái, tự tin, tránh những cãng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động, nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa. Ðiều quan trọng để tạo nhiều sữa là cần cho con bú thường xuyên, đúng cách. Trẻ ngậm bắt vú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh làm người mẹ đau rát vú.
Mong muốn chị em phụ nữ được trang bị những kiến thức khoa học nhất về thai nghén và sinh nở, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG tổ chức lớp học tiền sản vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, trực tiếp đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa và Dinh dưỡng – Tiết chế hàng đầu đứng lớp. Lớp học cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức về quá trình mang thai, chăm sóc sức khỏe tiền sản như dinh dưỡng, thể dục thể thao trong thai kỳ, nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, kiến thức về sinh thường và sinh mổ, những bước chăm sóc trẻ sơ sinh ban đầu như cho bé bú, tắm bé, vệ sinh, thay tã…
Tấn Tài