TNV - “Tự chủ” là cắt bỏ hoàn toàn các hoạt động như: tài chính; các hoạt động khác, đã xuất hiện trong tư duy của lãnh đạo của các bộ, ngành và địa phương.
Giải pháp tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Thứ nhất: nâng cao nhận thức. Đổi mới cơ chế hoạt động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ tạo ra cơ hội mới trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà nước; doanh nghiệp; Được trình duyệt các dự án đầu tư theo cơ chế khoán; làm việc theo năng lực và hưởng thụ theo năng lực; khuyến khích việc ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học gắn với thị trường lao động và nhu cầu xã hội.
Thứ hai, lan tỏa thương hiệu và tuyển sinh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xác định giá trị cốt lõi: “chất lượng đào tạo là danh dự và thương hiệu của nhà trường”. Nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ đối với người học là vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong trường, để lan tỏa được thương hiệu và tuyển sinh hiệu quả cần hình thành mạng Trường THPT – Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp – Doanh nghiệp – Tổ chức cung ứng lao động;
Thứ ba, hoàn thiện chương trình đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Khi thực hiện tự chủ thì nhà trường cần xác định chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng lao động theo chuẩn kỹ năng là cần thiết, cấp bách. Đó là một trong những nội dung hết sức cần thiết khi thực hiện tự chủ trong nhà trường.
Thứ tư, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Khi thực hiện tự chủ các trường cần xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ là yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo của trường các trường cần triển khai sâu, rộng đến học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên về hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đồng bộ, đảm bảo các hoạt động gắn với nhà trường.
Thứ năm, đào tạo liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Khi thực hiện tự chủ thì “Đào tạo liên kết giữa trường và doanh nghiệp” là vấn đề “sống còn” của nhà trường. Với phương châm “Trường và doanh nghiệp là hai thành tố của thị trường lao động”.
Thứ sáu, cam kết của nhà trường với HSSV, người học. Việc thực hiện cam kết giữa nhà trường với HSSV, người học cần được triển khai khi đã tự chủ thì nhiệm vụ này được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.
Thứ bảy, hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn bộ máy. Cơ chế chính sách trong quá trình triển khai tự chủ là hành lan pháp lý rất quan trọng, cơ chế chính sách khi thực hiện tự chủ phải đảm bảo lợi ích thực cho các bên liên quan, hướng đến làm theo năng lực, hưởng theo năng lực, xóa bỏ chủ nghĩa bình quân các mọi hoạt động hướng đến tinh thân và trách nhiệm của từng thành viên, phải thực sự tạo được động lực, áp lực cho đội từng cán bộ, công chức, viên chức, tập thể trong thực hiện nhiệm vụ.
Thứ tám, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia đầu tư phát triển cơ sở GDNN. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh giải pháp xã hội hóa, tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia đầu tư phát triển cơ sở GDNN nhằm tăng cường các nguồn lực để thúc đẩy phát triển nhà trường.Đây là giải pháp cần thiết để các cơ sở GDNN triển khai thực hiện tự chủ một cách bền vững.
Do vậy, để phát triển toàn diện, bền vững chủ động khai thác các nguồn lực trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì, cần triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề xuất.
Thu Hà