img

“Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME giờ đây chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”, đó là nhận định của ông Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc Đại diện TikTok Việt Nam - trước sự phát triển mạnh mẽ của mô hình Social Commerce. Hiện nay, mạng xã hội không chỉ là một công cụ kết nối, mà còn là một kênh bán hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin, quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đi cùng thuận lợi là không ít thách thức.

Làm sao để vận hành hiệu quả trong một môi trường số cạnh tranh? Làm sao để quản lý dòng tiền, thuế, quảng cáo và bán hàng trên cùng một nền tảng? Và vai trò của ngân hàng sẽ ra sao trong hành trình này?

Tất cả các câu hỏi trên đều được thảo luận, phân tích một cách kỹ lưỡng trong Tập 3 của chuỗi talkshow “Nâng tầm doanh nghiệp Việt”, do CafeF phối hợp cùng Ngân hàng Quốc Tế (VIB) tổ chức, với sự tham gia của 2 vị khách mời: ông Nguyễn Lâm Thanh – Giám đốc Đại diện TikTok Việt Nam và ông Huy Nguyễn – Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ VIB.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 1.

MC Quốc Khánh: Trước sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như TikTok Shop, Facebook Marketplace, Zalo Shop… liệu anh Thanh có thể khái quát về bức tranh chung của mô hình Social Commerce tại Việt Nam hiện nay?

Ông Nguyễn Lâm Thanh: Trước tiên, tôi muốn nói về một hiện tượng đang diễn ra mỗi ngày – đó là thời gian chúng ta dành cho Internet. Theo các báo cáo mới nhất, tại Việt Nam, trung bình mỗi người dành hơn 6 giờ mỗi ngày để hoạt động trên Internet – từ học tập, giải trí cho đến mua sắm hay thực hiện các hoạt động thương mại.

Với thời lượng lớn như vậy, kéo theo đó là các hoạt động tìm kiếm sản phẩm và mua sắm cũng tăng lên. Và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam đang tận dụng rất tốt xu hướng không thể đảo ngược này.

Trước đây, các doanh nghiệp nhỏ gần như không có cơ hội tiếp cận các hình thức quảng bá truyền thống như truyền hình, báo chí. Tuy nhiên, với sự phát triển của các nền tảng số, mọi chuyện đã thay đổi. Giờ đây, việc xây dựng kênh riêng để truyền tải thông tin, quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm là điều rất dễ dàng – và thậm chí là hoàn toàn miễn phí.

Ngoài việc sáng tạo nội dung thu hút khách hàng, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn có thể sử dụng hình thức quảng cáo trả phí. Chỉ với chi phí rất nhỏ – chỉ từ 10.000 đến 20.000 đồng – người bán đã có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người dùng.

Một dịch vụ khác đặc biệt phù hợp với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ – chính là hoạt động thương mại điện tử tích hợp chức năng thanh toán. Ở TikTok, chúng tôi gọi đó là TikTok Shop. Chỉ sau 3 năm triển khai, nếu tính cả cá nhân và pháp nhân đang cung cấp hàng hóa, dịch vụ và có doanh thu trên nền tảng, con số đã lên đến gần 4 triệu. Còn ở chiều ngược lại, số lượng người tiêu dùng đã từng mua hàng trên TikTok Shop Việt Nam cũng đã vượt mốc 30 triệu.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 2.

MC Quốc Khánh: Khi nhắc đến Social Commerce ở Việt Nam, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hoạt động livestream bán hàng. Vậy livestream đóng vai trò như thế nào trong mô hình Social Commerce hiện nay? Và xu hướng phát triển của hoạt động này ra sao?

Ông Nguyễn Lâm Thanh: Tại Việt Nam, dù thị trường thương mại điện tử hiện đang có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với bán lẻ truyền thống (thương mại điện tử tăng khoảng 25%, trong khi bán lẻ chỉ tăng khoảng 9%), và động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất đến từ hai khái niệm mới – đó là live commerce (mua sắm qua livestream) và shoppertainment (mua sắm giải trí).

Trước đây, người tiêu dùng chủ yếu mua sắm một cách chủ động – tức là khi họ có nhu cầu, họ sẽ lên các nền tảng để tìm kiếm sản phẩm hoặc đến cửa hàng để mua trực tiếp. Nhưng trong mô hình live commerce hiện nay, sản phẩm tự thể hiện mình thông qua video ngắn hoặc livestream của các KOL/KOC.

Không gian livestream cho phép người bán hàng có thể chia sẻ một cách chi tiết, tỉ mỉ về tính năng, trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm. Nhờ vậy, nhiều khán giả xem livestream dù ban đầu không có ý định mua, nhưng trong quá trình thưởng thức nội dung, họ nhận ra sản phẩm đó phù hợp với mình và phát sinh nhu cầu mua sắm. Và tôi gọi đó là “Một mét vuông tiếp cận triệu khách hàng” - chỉ cần một không gian hạn chế, người bán vẫn có thể giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng cả nước.

Điều này mở rộng thị trường tiêu dùng, gia tăng số lượng đơn hàng, và qua đó mở rộng quy mô của toàn bộ thị trường bán lẻ. Và đó cũng là lý do vì sao, tại nhiều quốc gia phát triển hơn Việt Nam, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng thị trường bán lẻ có thể chiếm tới 50–60%.

MC Quốc Khánh: Được biết VIB là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai livestream thanh lý tài sản từ tháng 6/2022. Gần đây, VIB cũng đã tổ chức nhiều buổi livestream ấn tượng nhằm quảng bá sản phẩm thẻ, dịch vụ tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi khác. Với những trải nghiệm thực tế đó, anh Huy đánh giá như thế nào về vai trò và tiềm năng tham gia của một tổ chức tài chính – cụ thể là ngân hàng – vào mô hình social commerce, đặc biệt thông qua hình thức livestream?

Ông Huy Nguyễn: Tôi cho rằng livestream bán hàng trên nền tảng Social Commerce thực sự là một xu hướng tất yếu. Là một tổ chức tài chính hướng tới đối tượng khách hàng hiện đại, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng VIB không thể đứng ngoài xu thế này.

Thực tế, VIB đã triển khai rất nhiều chương trình livestream trong thời gian qua, từ việc giới thiệu sản phẩm như tài khoản Siêu Lợi Suất, thẻ tín dụng, cho tới các phiên thanh lý tài sản. Trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến sẽ tận dụng các nền tảng livestream như một công cụ để cung cấp thêm kiến thức tài chính, giải pháp tài chính, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật các quy định mới.

Hiệu quả lớn nhất mà chúng tôi nhận thấy khi triển khai hình thức này là các sản phẩm tài chính của ngân hàng trở nên gần gũi và thân thiện hơn với người dùng. Bên cạnh đó, VIB từ trước đến nay vẫn luôn theo đuổi triết lý cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Thông qua nền tảng livestream, chúng tôi có thể cá nhân hóa toàn bộ hành trình trải nghiệm của khách hàng trong môi trường số - từ khâu tiếp cận thông tin, tương tác đến tư vấn sản phẩm.

Điều này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hơn mà còn nâng cao nhận diện thương hiệu, tăng mức độ tin tưởng và thúc đẩy hành vi sử dụng sản phẩm một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. 

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 3.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 4.

MC Quốc Khánh: Anh Huy đánh giá như thế nào về những áp lực mà nhóm hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME phải đối mặt khi tham gia vào mô hình Social Commerce?

Ông Huy Nguyễn: Social Commerce là một xu thế mang lại nhiều cơ hội – chẳng hạn như giúp gia tăng nhận diện thương hiệu, tăng khả năng phát triển doanh số – nhưng chắc chắn cũng đi kèm không ít áp lực đối với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tôi thấy có hai nhóm áp lực cơ bản. Thứ nhất là áp lực liên quan đến chuyển đổi số. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 6 triệu hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng không phải tất cả đều có sẵn năng lực chuyển đổi số. Việc vừa livestream, vừa tạo gian hàng, vừa quản lý đơn hàng, xử lý vận chuyển và thanh toán tất cả trên cùng một nền tảng – không phải hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nào cũng có thể làm được ngay. Quy trình này đòi hỏi năng lực kỹ thuật, nhân sự và quy trình, và đó là điều nhiều đơn vị hiện nay vẫn còn thiếu.

Thứ hai là áp lực về tài chính. Để một hộ kinh doanh hay doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trên nền tảng số, họ phải có sự chuẩn bị về mặt tài chính. Họ vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà bán hàng, vừa kiêm cả giao hàng, thì càng cần nguồn lực tài chính đủ để đảm bảo hoạt động. Chưa kể, họ cũng cần vốn để xoay chuyển linh hoạt trong kinh doanh, ví dụ: đầu tư vào hàng hóa, vận hành kênh bán, quảng cáo, hay mở rộng hệ thống phân phối.   

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 5.

MC Quốc Khánh: Khi nói đến những áp lực sắp tới, tôi muốn hỏi anh Thanh và anh Huy về thông tin: Từ tháng 4/2025, các sàn thương mại điện tử sẽ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Liệu quy định mới này có gây khó khăn gì không?

Ông Nguyễn Lâm Thanh: Luật Quản lý thuế mới đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, và Nghị định 117 hướng dẫn thực hiện cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Theo đó, các nền tảng số sẽ có trách nhiệm hỗ trợ các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cũng như các nhà sáng tạo nội dung, các streamer… trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Cách làm này giúp Nhà nước tiết kiệm nguồn lực thu thuế, mà người bán cũng không cần phải loay hoay tự kê khai, tự tính toán nữa.

Tôi cho rằng, đây là một bước tiến quan trọng của xã hội, giúp giảm tải đáng kể khối lượng công việc liên quan đến kê khai và nộp thuế. Đây vốn là một rào cản rất lớn đối với cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, bởi không phải ai cũng có đủ kiến thức pháp lý và kỹ năng kế toán – thuế. Chính vì vậy, đã có không ít trường hợp vướng phải các rắc rối liên quan đến thuế, mà nguyên nhân không phải do cố tình trốn tránh, mà vì họ không biết, không hiểu.

Ông Huy Nguyễn: Ở góc độ ngân hàng thì tôi thấy rằng đây là một bước đi rất tích cực của cơ quan nhà nước để minh bạch hóa toàn bộ hoạt động thu – chi, doanh thu của các nhà bán hàng trên nền tảng số, từ đó quản trị tốt hơn. Thực tế, chúng ta có khoảng 6 triệu hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME, nhưng tôi tin rằng, không nhiều người đã sẵn sàng để đáp ứng những yêu cầu mới trong bối cảnh hiện nay.

Nguyên do thứ nhất đến từ tâm lý lo ngại tiết lộ doanh thu. Khi minh bạch hóa dòng tiền, tất cả giao dịch bán hàng đều phải khai thuế 100% qua nền tảng như TikTok hay tài khoản ngân hàng. Và tôi tin rằng không nhiều hộ kinh doanh sẵn sàng cho chuyện đó.

Lý do thứ hai là thiếu sự chuẩn bị về kiến thức và công cụ. Phần lớn hộ kinh doanh vẫn còn bị động trước các chính sách mới, lo ngại thủ tục hành chính như đăng ký mã số thuế, sử dụng hóa đơn điện tử, phần mềm bán hàng hay xa hơn là kết nối với các nền tảng Social Commerce để tiến hành minh bạch hóa.

Tuy nhiên, theo tôi, thách thức luôn đi cùng cơ hội. Sự phát triển mạnh mẽ của Social Commerce đã mở ra cơ hội rất lớn cho hàng triệu hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME tại Việt Nam. Và chúng tôi, VIB tiên phong đồng hành trong hành trình này, cam kết hỗ trợ toàn diện – cả về tài chính và phi tài chính - trong quá trình chuyển đổi số, minh bạch hóa doanh thu, nhằm vừa tuân thủ đúng quy định pháp luật, vừa phát triển một cách bền vững, hướng tới một kỷ nguyên mới của đất nước.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 6.

Tại VIB, chúng tôi đã tích hợp nhiều giải pháp thiết thực trên ứng dụng ngân hàng số dành riêng cho doanh nghiệp – VIB Business. Từ việc minh bạch hóa dòng tiền thông qua các giải pháp thanh toán như QR, SoftPOS, POS, cổng thanh toán… đến các dịch vụ như thu – chi hộ. Tôi tin rằng những giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận quá trình minh bạch hóa, đồng thời đảm bảo tốt hơn các yêu cầu về thuế.

Không chỉ dừng lại ở đó, thời gian qua, VIB cũng đã triển khai một chương trình hướng tới từng đại lý là đối tác lớn của chúng tôi, đó là dịch vụ e-Invoice, bao gồm: 12 tháng sử dụng chữ ký số, 12 tháng sử dụng phần mềm bán hàng, cùng nhiều tiện ích điện tử gần như hoàn toàn miễn phí.

MC Quốc Khánh: Trước những vụ việc gần đây liên quan đến sản phẩm không rõ xuất xứ, hàng giả và KOL/KOC quảng cáo lố chức năng sản phẩm, anh Thanh có lời chia sẻ nào dành cho cả người bán lẫn người mua hay không?

Ông Nguyễn Lâm Thanh: Hiện nay, đang có một chiến dịch rất mạnh nhằm làm minh bạch hóa, làm sạch thị trường hàng hóa – không chỉ ở thương mại điện tử, mà trên toàn bộ thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Theo tôi, đây là một điều rất tốt.

Bởi vì, hàng giả gây thiệt hại đầu tiên chính là cho người tiêu dùng – họ ăn phải, uống phải, dùng phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến quyền lợi đáng lẽ họ phải được đảm bảo. Nhưng không dừng ở đó, hàng giả còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng. Khi mất niềm tin, người ta không mua nữa, và khi người ta không mua thì toàn thị trường hàng hóa sẽ sụt giảm. Các nhà sản xuất sẽ không bán được hàng, hàng tồn kho, thu nhập của doanh nghiệp, của công nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cuối cùng là cả nền kinh tế sẽ đi xuống.

Cho nên việc chống hàng giả là bắt buộc và rất cần thiết. Khi chiến dịch chống hàng giả được triển khai một cách quyết liệt, nó sẽ có lợi cho tất cả các bên: từ nền tảng, nhà bán hàng, đến các nhà sáng tạo nội dung. Ở TikTok Shop, chúng tôi cũng đã xây dựng nhiều cơ chế để hạn chế hàng giả.

Bên cạnh đó, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ từ phía người tiêu dùng, từ những người đã từng là nạn nhân trong việc báo cáo vi phạm. Một thực tế là người tiêu dùng vẫn chưa thực sự nắm rõ quyền lợi của mình. Có nhiều trường hợp, mua hàng giá trị nhỏ mà không hài lòng, nhưng vì ngại, vì “thôi cũng không đáng” nên không báo cáo.

Với mục tiêu là xây dựng một môi trường thương mại điện tử minh bạch, rõ ràng, công bằng cho tất cả các bên, để hàng giả, hàng nhái không còn cơ hội tồn tại, đây không chỉ là trách nhiệm của nền tảng, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 7.

MC Quốc Khánh: Các hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chuẩn bị tư duy như thế nào, nên chuẩn bị những gì và bắt đầu từ đâu để tham gia vào thị trường này một cách hiệu quả?

Ông Nguyễn Lâm Thanh: Hiện nay, thông tin đã trở nên rất đầy đủ và phổ cập. Các nền tảng số, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, đều có những chương trình hỗ trợ cụ thể – từ đào tạo kỹ năng, cung cấp công cụ, cho đến tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối. Điều đó giúp cho mọi người rất dễ tiếp cận và học hỏi.

Tuy nhiên, điều cốt lõi nằm ở nhận thức. Chúng ta cần thay đổi tư duy. Phải bắt tay vào làm trước, rồi từ trong quá trình làm, chúng ta sẽ rút ra kinh nghiệm, sẽ điều chỉnh và sửa sai dần.

Với đặc thù của các nền tảng số hiện nay, mọi người hoàn toàn có thể bắt đầu từ quy mô rất nhỏ, với chi phí rất thấp. Vậy nên, tôi cho rằng, rào cản lớn nhất chính là rào cản trong tư duy của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Nếu bản thân họ chưa sẵn sàng thay đổi, chưa dám thử, thì sẽ cảm thấy mọi thứ rất khó khăn. Nhưng chỉ cần vượt qua được rào cản đó, tin rằng “mình làm được”, thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Trên nền tảng TikTok, từ những năm đầu tiên, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện truyền cảm hứng. Ví dụ, có những người bán hàng 50-60 tuổi, chưa từng sử dụng điện thoại thông minh, thậm chí là người dân tộc thiểu số. Vậy mà chỉ sau 6 tháng học hỏi và kiên trì làm, họ đã sở hữu hàng trăm ngàn lượt theo dõi và bán hàng rất hiệu quả.

Cơ hội là dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần bắt đầu làm, làm thật, thì vừa làm vừa học, sẽ có kết quả.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 8.

MC Quốc Khánh: Anh Thanh có lời khuyên cho các doanh nghiệp SME trong việc sáng tạo nội dung, xây kênh để bán hàng tốt hơn?

Ông Nguyễn Lâm Thanh: Khi bước vào môi trường số, tôi cho rằng điều quan trọng nhất là sự chân thực. Người bán nên là chính mình – vì chúng ta không thể "diễn" cả đời. Hãy đều đặn, bền bỉ, trung thực với nội dung mình tạo ra – điều này sẽ giúp xây dựng được tệp khách hàng riêng.

Nhưng có một yếu tố  mà chúng tôi nhận thấy còn thiếu ở một bộ phận người bán, đó là tính kỷ luật. Ví dụ, nếu quy định mỗi ngày đăng một video, thì cần phải tuân thủ nghiêm túc – chứ không thể “hôm nay bận đi chơi, ngày mai bận nghỉ ngơi” là bỏ qua. Ba yếu tố đúng – đều – đủ trong việc xây dựng nội dung là vô cùng quan trọng.

MC Quốc Khánh: Dưới góc độ của ngân hàng, anh Huy có những chia sẻ gì đối với các doanh nghiệp SME?

Ông Huy Nguyễn: Thứ nhất, hãy chủ động nắm bắt thông tin và các chính sách mới. Chúng tôi xin chia sẻ một câu chuyện rất thực tế: trong khoảng một tháng vừa qua, bản thân tôi đã trực tiếp đi thực tế thị trường để tìm hiểu xem các hộ kinh doanh đang thích nghi với quy định thuế mới như thế nào. Và điều tôi nhận thấy là rất nhiều người vẫn còn chủ quan trong hoạt động thuế.

Nếu chúng ta tiếp tục duy trì tâm lý này, thì sẽ bị tụt lại phía sau so với những người đã nghiêm túc hơn, minh bạch hơn trong việc quản lý thuế, dòng tiền và doanh thu. Trong môi trường Social Commerce – nơi mọi thứ ngày càng được chuẩn hóa và số hóa – sự minh bạch chính là lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Thứ hai, đừng chỉ đơn thuần “bán hàng” – hãy kể câu chuyện về sản phẩm. Sản phẩm của bạn phải thực sự chất lượng – đó là yếu tố cốt lõi. Ở VIB, mỗi sản phẩm khi ra mắt đều tuân theo trình tự: giải pháp cho khách hàng, sản phẩm cụ thể, kênh bán phù hợp, chiến lược marketing. Khi sản phẩm thực sự đáp ứng nhu cầu, người dùng sẽ là người lan tỏa mạnh nhất. Sự thành công của sản phẩm được chứng minh bằng độ bền, độ lan tỏa và niềm tin qua thời gian.

Thứ ba, đừng đi một mình. Hiện nay có rất nhiều đơn vị công nghệ, tổ chức tài chính, các nền tảng… sẵn sàng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình số hóa – từ việc tiếp cận chính sách mới, áp dụng hóa đơn điện tử, đến triển khai các công cụ hỗ trợ vận hành, marketing, quản trị dòng tiền.

Ví dụ như VIB, thời gian qua chúng tôi đã hợp tác với một số công ty công nghệ để cung cấp miễn phí hóa đơn điện tử cho các hộ kinh doanh – đặc biệt là nhóm khách hàng chiến lược. Nếu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cứ cố làm một mình thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn, mất nhiều thời gian hơn và khó nắm bắt các cập nhật mới.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 9.

MC Quốc Khánh: Anh có thể đánh giá những thuận lợi mà các công cụ tài chính số mang lại cho doanh nghiệp SME, hộ kinh doanh trong quá trình tham gia vào Social Commerce?

Ông Huy Nguyễn: Tại VIB, chúng tôi đang cung cấp gần như đầy đủ các giải pháp tài chính dành cho doanh nghiệp. Và tôi nghĩ rằng, có rất nhiều lợi thế mà doanh nghiệp – nhất là các hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ – có thể tận dụng từ những công cụ này.

Lợi thế đầu tiên là tiết giảm chi phí. Trước đây, với mô hình kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp phải gánh nhiều chi phí như: thuê mặt bằng, xây dựng hệ thống bán hàng, vận hành đội ngũ nhân viên, marketing qua kênh truyền thống…Tất cả rất tốn kém.

Nhưng giờ đây, chỉ cần một vài thiết bị kết nối, một kế hoạch marketing rõ ràng, và một chiến lược bán hàng phù hợp trên nền tảng số là doanh nghiệp đã có thể tiếp cận hàng trăm triệu người dùng.

Lợi thế thứ hai nằm ở việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Thông qua các công cụ tài chính số và nền tảng Social Commerce, người bán có thể đến gần hơn với người tiêu dùng, hiểu rõ hơn nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng các sản phẩm phù hợp hơn, truyền thông tốt hơn, và nâng cao hiệu quả bán hàng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nền tảng số còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá nhân, thương hiệu sản phẩm, đồng thời tạo ra những giải pháp tài chính và bán hàng thiết thực, sát với nhu cầu thực tế hơn.

MC Quốc Khánh: Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn về những giải pháp, công cụ mà VIB đang cung cấp, để giúp các doanh nghiệp SME đẩy mạnh hoạt động Social Commerce?

Ông Huy Nguyễn: Gần đây, mọi người cũng thấy rất "hot" tài khoản Siêu Lợi Suất. Trước đây, tài khoản Siêu Lợi Suất chủ yếu dành cho cá nhân, nhưng từ tháng 5 vừa rồi, VIB chính thức triển khai tài khoản Siêu Lợi Suất dành cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai tính năng này trên thị trường.

Khi đã có doanh thu từ bán hàng rồi thì làm sao để tận dụng dòng tiền nhàn rỗi đó? Vai trò của ngân hàng là ở đây – giúp các hộ kinh doanh, SME sinh lời mỗi ngày trên chính dòng tiền nhàn rỗi của mình.

Tiếp theo là bộ giải pháp thanh toán. Khi livestream bán hàng thì rõ ràng không thể thiếu công cụ thanh toán. Hiện tại VIB đang cung cấp QR Checkout – tức là mỗi cửa hàng, mỗi điểm thu ngân đều có mã QR riêng, hỗ trợ thanh toán real-time, nghĩa là tiền vào ngay lập tức.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 10.

Bên cạnh đó, VIB cũng là một trong những ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán SoftPOS đầu tiên trên thị trường từ năm 2023, và đã tích hợp hoàn toàn vào trong ứng dụng ngân hàng VIB – giúp biến chiếc điện thoại thành thiết bị thanh toán di động chuyên nghiệp. Ngoài ra, giải pháp Voice Alert – thông báo “ting ting” ngay khi tiền vào tài khoản – cũng đã được VIB triển khai rất thành công.

Một sản phẩm nổi bật khác tại VIB là thẻ tín dụng doanh nghiệp, đây là một giải pháp gần như vừa kết hợp được nguồn vốn tín chấp 100%, vừa hoàn toàn số hóa 100%. Từ việc mở tài khoản, phát hành thẻ, đến thanh toán, chi tiêu, giao dịch… đều thực hiện trên nền tảng số.

Và hiện tại, thẻ tín dụng doanh nghiệp của VIB có thời gian miễn lãi lên tới 58 ngày, nghĩa là doanh nghiệp có thể chi tiêu trước mà không phải trả lãi trong gần hai tháng. Khi thẻ doanh nghiệp này  kết hợp với tài khoản Siêu Lợi Suất (lợi suất đến 4,5%/năm), thì doanh nghiệp vừa không mất lãi khi chi tiêu, vừa có thể tận dụng dòng tiền nhàn rỗi để sinh lời. Đây là một bộ đôi cực kỳ hiệu quả, giúp tiết giảm chi phí và tăng thêm cả phần thu nhập.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 11.

Tiếp đến là giải pháp tài trợ vốn. VIB đang cung cấp các gói tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn mức lên đến 150 tỷ đồng, và lãi suất gần như thấp nhất thị trường – chỉ khoảng 6,7%/năm. Với các gói vốn này, doanh nghiệp có thể tái cấp vốn hoàn toàn tự động,  yên tâm tập trung 100% vào công việc chuyên môn – đó là bán hàng và xây dựng nội dung thu hút khách hàng. Còn phần tài chính thì cứ để ngân hàng lo.

Và một giải pháp cuối cùng mà tôi cũng muốn đề cập là ngoài các sản phẩm tài chính, VIB còn kết hợp với các công ty công nghệ, các bên thứ ba để cung cấp những giải pháp non-bank product – tức là không thuộc hệ sản phẩm ngân hàng nhưng giúp khách hàng bổ sung thêm kiến thức, công cụ, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Ví dụ, thông qua nền tảng ngân hàng, chúng tôi kết nối với TikTok để tạo ra một hệ sinh thái nơi các hộ kinh doanh có thể nhập nguyên vật liệu, bán hàng, thanh toán, quản lý hóa đơn – tất cả trong một hệ thống tích hợp.

Tôi nghĩ rằng, đây sẽ là một sự kết hợp cực kỳ tốt trong thời gian tới – một mô hình giúp các doanh nghiệp và hộ kinh doanh không chỉ chuyển đổi số trong thanh toán hay quản lý dòng tiền, mà còn minh bạch hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững hơn trong môi trường thương mại số.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 12.

“Chỉ cần một mét vuông để tiếp cận hàng triệu khách hàng”: Social Commerce - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam- Ảnh 13.