TNV - Chị Nguyễn Thị Thùy Minh, Giám đốc Vườn ươm tài năng Việt (quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh), là nữ doanh nhân tốp 5 nữ doanh nhân Tài sắc nữ doanh nhân Tài Việt. Chị có duyên đến với giáo dục Stem Robot tôi như một “con thiêu thân” bởi vì những năm 2016 nói đến giáo dục Stem Robot hình như rất ít ai biết về Stem Robot. Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 phóng viên ( PV) Tạp chí điện tử Thanh niên Việt đã có cuộc trò chuyện với chị Thùy Minh.
*Phóng viên: Được biết trong những năm qua chị có một công ty chuyên đào tạo Stem Robot cho lứa tuổi thanh thiếu nhi tại TP. Hồ chí Minh. Chị có thể chị sẽ về lĩnh vực đào tạo Stem Robot ?
Chị Thuỳ Minh: Đến với giáo dục Stem Robot tôi như một “con thiêu thân” bởi vì những năm 2016 nói đến giáo dục StemRobot hình như rất ít ai biết về Stem Robot là cái gì? Học Stem Robot là học như thế nào? Gia đình, người thân đều quan ngại, ngăn cản vì sợ tôi sẽ không thành công. Nhưng khi tôi trực tiếp tiếp cận với nó qua cuộc thi Tài năng Robot quận Gò vấp, tôi ngỡ ngàng vì sao các em học sinh ở độ tuổi cấp hai mà có thể giỏi như vậy, nhìn các dự án các em làm và thuyết trình, tôi không thể hình dung được là các em có quá nhiều sự sáng tạo với rất nhiều ý tưởng độc đáo mà các chuyên gia có thể chưa nghĩ ra. Lúc này trong đầu tôi đã ra quyết định tôi sẽ phải lan tỏa chương trình này cho trẻ em Việt Nam khắp mọi miền đất nước đều được biết, được học đến chương trình này, giúp cho trẻ em Việt Nam được tiếp cận với phương pháp học mới, giúp các em có một sân chơi trí tuệ, bổ ích và trước tiên là trẻ em ngay tại địa phương mình sinh sống, giúp cho các con có một nơi để học những chương trình vô cùng giá trị này mà không phải đi đâu xa. Chỉ trong thời gian 3 tháng tôi đã hoàn thành thủ tục nhượng quyền và chính thức bắt đầu với giáo dục STEM Robot vào tháng 3/2016, đến nay đã hơn 7 năm.
*Như vậy, hơn 7 năm qua, đội ngũ thí sinh của câu lạc bộ Stem Robot đã gặt hái được những thành tích gì trong đấu trường tài năng Robot ?
Chị Thuỳ Minh: Về thành tích thì tôi rất lấy làm hãnh diện và tự hào vì bất kỳ tham gia cuộc thi Tài năng Robot nào từ quốc gia đến quốc tế trung tâm cũng đều có tỷ lệ học sinh đạt giải rất cao so với các đơn vị bạn.Giải thưởng là một phần để chứng minh kết quả học tập của các em, nhưng điều mà tôi vui hơn đó là sự chuyển đổi của các em, từ những đứa trẻ không thích học toán, lý, các môn khoa học… trở nên yêu thích các môn học tự nhiên hơn, từ những đưa trẻ ham chơi, tăng động giảm chú ý trở nên tập trung, kiên nhẫn và có khả năng tự học tốt hơn, từ một đứa trẻ không biết thuyết trình trở nên tự tin hơn.
Năm 2016, VUTNN là một trong những đơn vị tiên phong nhượng quyền đưa chương trình giáo dục STEM về Việt Nam và được sự quan tâm, tạo điều kiện của sở giáo dục và đào tạo, tại trung tâm chúng tôi còn liên kết dạy ở các trường tiểu học, trung học cơ sở. Có rất nhiều học sinh yêu thích, say mê theo học và điều đặc biệt là sự chuyển đổi của các em làm tôi cảm thấy rất là hạnh phúc. Có nhiều em được xem là học sinh cá biệt của trường, ham chơi, lười học, tăng động giảm chú ý,... nhưng sau một thời gian theo học ở trung tâm thì các em có một sự chuyển đổi hoàn toàn. Chăm chỉ, say mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bắt đầu yêu thích các môn học ở trường để vận dụng vào việc học với Robot. Thấy được các em có một sự tiến bộ vượt bậc rõ rệt và các con cũng đã đạt được rất nhiều giải thưởng cao ở rất nhiều cuộc thi quốc gia và quốc tế.
*Chị có thể điểm qua vài nét nổi bật của các cuộc thi co thí sinh của trung tâm mình?
Chị Thuỳ Minh: Điểm qua vài thành tích mà các con đạt được: 1. Cuộc thi Robotacon cấp quận do Phòng GD&ĐT quận Gò vấp tổ chức: - Năm 2017: 1 giải nhất, 1 giải 3 - NĂm 2018: 2 giải 1, 2 giải 2 2. Cuộc thi Robotacon cấp TP do Sở GD&ĐT tổ chức - NĂm 2017: 2 giải nhất, 1 giải 2, 2 giải 3 - NĂm 2018: 2 giải 1, 2 giải 2 - NĂm 2019: 1 giải 1, 1 giải khuyến khích và nhiều giải phụ 3. Cuộc thi TÀi năng Robot trẻ cấp quốc gia do Sở GD&ĐT tổ chức: - NĂm 2018: 1 vô địch, 2 giải 2, 1 giải 3 - Năm 2023: 2 giải 1, 2 giải 2 và 1 giải khuyến khích do UBND Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức. 4. Cuộc thi TÀi năng Robot trẻ Quốc tế IYRC do Hiệp hội Robot trẻ IYRA HÀn quốc tổ chức: - NĂm 2017: 1 giải đồng tại Korea - Năm 2018: 1 giải 2 và 1 giải đồng - NĂm 2020: 2 giải vô địch, 3 giải 1(do dịch nên thi online)
*Ngoài đào tạo Stem Robot, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động nào khác không thưa chị?
Chị Thuỳ Minh: Giáo dục STEM Robot đối tượng chính hầu như là các em trai, vì chương trình đào tạo sâu về công nghệ và kỹ thuật nên các phụ huynh thường ít có thể tham gia, nên tôi suy nghĩ làm sao có môn nào đó để cả gia đình đều có thể tham gia. Từ đó,đẻ thêm đứa con tinh thần thứ hai đó là, Workshop Alice’s DIY Artistry ra đời.
* Là nữ doanh nhân, nhưng chi “lấn sân” qua lĩnh vực giáo dục. Vậy chị có áp lực gì không?
Chị Thuỳ Minh: Có chứ,áp lực nhiều lắm, vì tôi là một trong những đơn vị tiên phong đưa chương trình giáo dục STEM về Việt Nam nên gặp rất nhiều khó khăn về tư duy và cơ chế. Trước nay mình từng quen với cách học truyền thống nay có một luồng gió mới để mọi người có thể tiếp nhận được phải trải qua cả một quá trình kiên trì chuyển đổi. Áp lực về cơ chế đồng hành triển khai, áp lực về bài toán kinh tế vận hành doanh nghiệp nhiều khi cũng nãn lòng muốn bỏ cuộc nhưng nhìn thấy được niềm vui của con trẻ khi đến đây học, sự đồng hành biết ơn của phụ huynh, những sự chuyển đổi tích cực của học sinh làm cho mình có thêm động lực, tin vào giá trị mình đang trao đi thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Và rất vui là hiện nay giáo dục STEM đã chính thức được triển khai vào các trường học.
*Ngoài thành công trong lĩnh vực giáo dục Robot, được biết chị còn là một doanh có nhiều đóng góp cho cộng đồng, chị có thể chia sẽ đôi nét về lĩnh vực kinh doanh?
Chị Thuỳ Minh: Tôi đóng góp cho xã hội, cộng đồng một cách thiết thực thông qua các công việc hàng ngày như giúp cho nhân viên tôi có được một môi trường làm việc tích cực có giá trị, cống hiến và phát triển bản thân. Giúp cho học sinh tôi có môi trường học tốt chất lượng, vui vẻ đầy tình yêu thương, là nơi mà các con có thể coi như là ngôi nhà thứ hai để mỗi khi đến học là các con không muốn về. Tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tỉnh có việc làm để có thêm một phần thu nhập trang trải việc học hành cũng nhưgiúp các bạn có kỹ năng, kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể học mà không phải ngại không có tiền đóng học phí./.
PV: Xin cảm ơn chị đã dành thời gian cho phóng viên buổi trò chuyện này.
Châu Anh – Hải Nam(Thực hiện)