TNV - Trên thế giới hiện nay có 194 quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc, khoảng trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa được kết nạp vào tổ chức này. Tuy nhiên, cả thế giới chỉ có 09 quốc gia có luật cấm giết và ăn thịt chó, mèo trong phạm vi hẹp.
Tại sao gọi là phạm vi hẹp? Bởi có quốc gia cấm giết nhưng được ăn thịt chó như Nhật Bản, Canada, Singapore, Thụy Sỹ, Mỹ, Hàn Quốc; duy nhất nước Áo và hai vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông cấm giết và ăn thịt chó, mèo. Chính phủ Australia không ban hành luật cấm vì người dân không ăn thịt chó, còn chính phủ Indonesia đang trong giai đoạn xem xét cấm giết mổ và ăn thịt chó, mèo.
Từ thống kế thống kê nêu trên, chỉ có 0.045% số quốc gia trên thế giới cấm giết mổ và ăn thịt chó, mèo. Như vậy, quá ít so với suy nghĩ của nhiều người. Một thú vị khác nữa, hầu hết các nước phát triển không có luật cấm về đề tài này. Các nước trong khu vực Châu Á cấm giết, ăn thịt chó, mèo chủ yếu là quốc đảo và vùng lãnh thổ. Vì sao như vậy, vì chó không phải là động vật quý hiếm.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ cấm giết và ăn thịt chó, mèo họ quản lý chó như thế nào?
Trước tiên phải khẳng định rằng, người dân ở các quốc gia này chủ yếu nuôi chó kiểng và rất ít người nuôi chó. Tại sao người viết lại chủ quan khẳng định như vậy, trong 6 quốc gia và vùng lãnh thổ tại khu vực Châu Á có luật cấm giết và ăn thịt chó, mèo thì người viết đã có dịp đặt chân tới, để tìm thấy một chú chó không phải dễ, để được thấy một chú chó vô chủ, chạy rông ngoài đường tuyệt nhiên không có, cũng hiếm khi nghe được tiếng chó sủa. Riêng Hàn Quốc, dù có luật cấm nhưng được nuôi chốt và giết chó dùng làm thực phẩm trong các các trang trại nuôi chó thịt.
Chỉ một số bang tại Mỹ có luật cấm giết, ăn thịt chó nhưng lại ưu tiên cho người da màu trong việc tế lễ. Vài quốc gia còn lại có luật cấm tại Châu Âu, Châu Úc người yêu chó cũng chủ yếu nuôi chó kiểng.
Thứ hai, những quốc gia phát triển tại Châu Âu tuy không có luật cấm, người dân cũng ít ăn thịt chó và điều đặc biệt người dân rất hạn chế nuôi chó, một phần vì luật quản lý chó, mèo nghiêm ngặt nên người dân không muốn phiền hà, trừ những người rất yêu chó. Ví dụ tại xứ sở sương mù, mọi chú chó bất kể tuổi tác, nòi giống… đều phải được chủ trang bị cho thẻ tên bao gồm những thông tin "cá nhân" như: tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của chủ. Một chú chó bị "bắt quả tang" khi đang lang thang ở bất cứ đâu không phải là nhà của mình trong tình trạng không đeo biển tên, sẽ khiến chủ nhân bị phạt một số tiền lên tới 150 triệu đồng. Thậm chí, để việc quản lý chó dễ dàng hơn. Kể từ năm 2016, Chính phủ Anh chính thức ban hành đạo luật yêu cầu tất cả các chủ nuôi phải mang chó đến các cơ sở để gắn microchip.
Còn các quốc gia như Mỹ, Canada, Đan Mạch, Australia… lại đều có chung cách quản lý các chú chó thông qua thẻ căn cước cá nhân.
Bên cạnh đó, việc trang bị dây dắt chó khi ra ngoài là việc làm tất yếu của những người yêu chó. Các bang lớn của Mỹ như Los Angeles, California… tràn ngập các biển báo, khẩu hiệu "Phải dùng dây dắt cho mọi chú chó".
Cuối cùng, chó nói riêng và động vật nuôi nói chung đều chịu sự quản lý của Cục Động vật địa phương và cao hơn là Cục Động vật Quốc gia. Tất cả các thủ tục đăng ký, đóng phạt đều phải thực hiện ở đây, riêng tiêm phòng có thể tới các cơ quan thú y hoặc các tổ chức cứu trợ động vật...
Họ quản lý như vậy, thử hỏi người dân có hào hứng nuôi chó không? Dĩ nhiên với cuộc sống đủ đầy, chủ yếu nuôi chó làm kiểng, làm thú vui...ít người nuôi chó, họ không ăn thịt cũng phải, việc quản lý cũng trở nên dễ hơn.
Sau Hà Nội, vừa qua thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không ăn thịt chó, trên nhiều diễn đàn đều rất ủng hộ việc này, nhiều người còn đề nghị ban hành luật cấm giết, ăn thịt chó, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng những người không văn minh mới ăn thịt chó, những người ăn thịt chó làm xấu hổ bộ mặt quốc gia...; tuy nhiên những đề xuất trên lại thiếu hẳn một vế rất quan trọng, chó không phải là động vật quý hiếm, không phải cứ muốn cấm là cấm, ban hành luật là được khi việc ăn thịt chó khá phổ biến tại nước ta.
Mỗi người đều có chính kiến, suy nghĩ của mình, người không ăn thịt chó chắc chắn sẽ không chấp nhận quan điểm của người thích ăn thịt chó, nhưng có điều, muốn phát biểu chính kiến của mình cũng phải nhận thức trong cái tổng thể, bối cảnh chung của xã hội. Đừng lấy cái chủ quan để áp đặt lên số đông.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới không có luật cấm giết, ăn thịt chó? Những quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển...họ không yêu chó, mèo? Không phải, vì đơn giản chẳng ai muốn ăn, không phải ai cũng thích và yêu chó.
Cách đây hơn một năm, thành phố Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân không nên ăn thịt chó, dù chưa có thống kê kết quả sau một năm phát động nhưng theo thông tin trên mới được một số tờ báo chính thống cung cấp, hầu hết các điểm kinh doanh thịt chó vẫn ăn nên làm ra.
Cho dù tất cả người dân Việt Nam nói không với thịt chó, nhưng chỉ cần 40% hộ gia đình Việt Nam nuôi đủ loại giống chó như hiện nay, với tốc độ sinh sản mắn như chuột, xin thưa hậu quả còn khủng khiếp hơn chúng ta tưởng cho dù có luật quản lý chó. Ở nông thông, người dân nuôi chó giữ nhà, còn ở thành thị với đất hẹp, người đông, một gia đình không thể nuôi 5 đến 10 chú chó, bán có người mua, mua thì lại sinh nở. Giết, làm thịt không được phép, ăn thì không cho, chó chết thì phải chôn hoặc hỏa táng, hỏa táng hoặc chôn thì bỏ xác, tro để đâu? bài toán này vẫn chưa được những người yêu chó, quý chó nghĩ đến?
Vài chục nghĩa trang dành cho chó; một trung tâm nghiên cứu giống chó cảnh không tè, ỉa bậy, không sủa để gây khó chịu cho người xung quanh; vài chục trung tâm hỏa táng; vài chục bệnh viện triệt sản chó đực và cái; cơ quan quản lý chó và xử lý các tranh chấp chó...có lẽ cũng phải hoạch định trong nay mai nếu như ai ai cũng phản đối việc giết, ăn thịt chó.
Hạn chế ăn thịt chó, thay vào đó ăn những loại thịt khác cũng tốt, giảm tỷ lệ người nuôi chó, nghiên cứu và tiến tới ban hành luật "chăm sóc và bảo vệ chó nuôi, không xâm phạm đến người xung quanh" một cách nghiêm ngặt, để chó cắn chết người phải ngồi tù và bồi thường các thiệt hại; để chó gây thương tích cho người khác phạt tù và tiền; để chó phóng uế nơi công cộng phạt tiền thật cao; để chó sủa gây ảnh hưởng đến người xung quanh phạt tiền...chắc chắn giảm người nuôi chó, lúc đó muốn ăn cũng không có chó để làm thịt.
Nguyễn Ngọc