TNV - Sáng ngày 08/01/2024 tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình Hát về thời hoa đỏ với chủ đề "Khát vọng Hòa bình" kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Học sinh, Sinh viên (09/01/1950 - 09/01/2024).
Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt chia sẻ tại chương trình.
Với sự kiện lịch sử về tinh thần đấu tranh bất khuất của anh hùng Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 02/1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 09/01 hằng năm làm ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22-23/11/1993) tại thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.
Trải qua 74 năm xây dựng và phát triển, nhìn lại quá trình phát triển của phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, chúng ta tự hào rằng: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục và phát huy những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước. Ngọn lửa yêu nước của thế hệ học sinh, sinh viên đã không ngừng thắp sáng, thôi thúc sinh viên Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tại chương trình có sự tham dự của Cô Trương Mỹ Lệ – nguyên Quyền Bí thư Thành đoàn, Phó chủ nhiệm thường trực CLB truyền thống Thành Đoàn; Chú Nguyễn Văn Nhã – cựu bí thư chi đoàn trường Đại học Khoa học, tham gia đấu tranh trong phong trào đấu tranh công khai thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt là nhạc sĩ của phong trào sinh viên Sài Gòn giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và cácđại biểu là cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên, sinh viên tiêu biểu trên các lĩnh vực .
Các bạn học sinh, sinh viên chụp hình cùng các vị khách mời đứng giữa. Cô Trương Mỹ Lệ - Chú Nguyễn Văn Nhã - Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt.
Những cánh chim hoà bình đại diện cho khát vọng độc lập, tự do luôn cất lên trong lòng mỗi người, thôi thúcthế hệ học sinh, sinh viên không ngừng ra sức bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ quốc sống, Thành phố sống vì những lớp thanh niên luôn sục sôi lòng yêu nước. Tất cả đã tạo nên bức tranh sinh động, hào hùng và đầy sức trẻ của phong trào học sinh - sinh viên tại đô thị Sài Gòn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước.Trong những phút giây hồi tưởng lại ký ức, câu chuyện về quá khứmang một nét buồn thoáng qua một lần nữa được trở lại phần phát biểu củaNhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt: “Hình ảnh những đôi chim bồ câu trắng vì chiến tranh mà phân tán loạn lạc đi, hẹn nhau về làng xưa, và khẳng định một lần nữa rồi hòa bình sẽ đến cho dân tộc.”
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng nỗi đau mất mát mà chiến tranh gây ra vẫn kéo dài gần như vô tận. Chương trình là nơi để khách mời giao lưu, chia sẻ về thời kỳ khó khăn của chiến tranh, bày tỏ những nỗi niềm và mong ước về một đất nước hòa bình, độc lập, và sâu bên trong những tâm hồn yêu nước là một nỗi nhớ về người đồng đội đã cùng nhau chiến đấu, hy sinh vì quê hương. Ngoài ra, sau lời tâm sự của các vị khách mời, các bạn học sinh, sinh viên cũng đã có đôi lời gửi đến các cô, các chú có mặt tại chương trình, dành những lời cảm ơn chân thành của lớp người trẻ đến những người anh hùng đầy dũng cảm, bất khuất.
Bạn Nguyễn Thị Uyên - Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM chia sẻ về những khát vọng của người trẻ trong thời bình: “Chúng con luôn mong muốn cố gắng xây dựng và phát huy bản thân để không chỉ có thể góp sức xây dựng quê hương của mình mà còn xây dựng cho Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển hơn nữa. Chúng con biết được rằng ngày nay tuy không còn khói lửa chiến tranh nhưng chúng con đang sống trong một thời kỳ khoa học công nghệ phát triển, và đó cũng là những thách thức của người trẻ thời nay. Cùng những khát vọng và mong muốn đóng góp cho đất nước, chúng con sẽ luôn cố gắng để lan tỏa tinh thần của sinh viên thành phố, gắn với phong trào sinh viên 5 tốt, hoàn thiện bản thân, để từ đó có thể góp sức nhỏ của mình giúp cho đất nước ngày càng phát triển.”
Chiến tranh có thể tàn phá mọi thứ, duy chỉ có một thứ chiến tranh không thể làm gì được, đó là mục tiêu lý tưởng, khát vọng hòa bình và ý chí đấu tranh của tuổi trẻ chúng ta.Chủ đề “Khát vọng hòa bình” đã giúp cho các bạn sinh viên phần nào hiểu được những câu chuyện của quá khứ, được lắng nghe và trải nghiệm về một lịch sử quá khứ hào hùng. Hoài bão yêu nướclớp lớp học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ luôn được phát huy và kế thừa, những người trẻ thời nay sẽ khắc ghi mãinhững dấu ấn lịch sử đáng tự hào của phong trào Học sinh sinh viên Thành phố vào ký ức.
An Đơn