TNV - Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;Ngày 29 tháng 11 năm 2021, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2030
Theo đó xác định mục tiêu chung của Chương trình là Cụ thể hóa các mục tiêu và nội dung Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với thành phố Đà Nẵng; Đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng; Hướng tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và phù hợp với bối cạnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là: Nâng cao nhận thức, năng lực khai thác, quản lý và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố; tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện tuyên tuyền, tập huấn, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu cho khoảng 3.000 lượt người; xây dựng mỗi năm ít nhất 12 chuyên mục về sở hữu trí tuệ tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Gia tăng số lượng và chất lượng tài sản trí tuệ mới của các tổ chức, cá nhân, cải thiện các chỉ số về sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố. Số lượng đơn đăng ký, văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng gia tăng (giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 1,5 lần so với giai đoạn 2016-2020). Trong đó số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 10%/năm; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ít nhất 120 đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng cho các sản phẩm trên địa bàn thành phố; Hỗ trợ ít nhất 50% sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (sau đây viết tắt là sản phẩm OCOP); sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm nông nghiệp của các hợp tác xã, làng nghề được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mã số, mã vạch. Và đến năm 2030 là: Nâng cao nhận thức, năng lực khai thác, quản lý và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố; tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện tuyên tuyền, tập huấn, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu cho khoảng 5.000 lượt người; xây dựng mỗi năm ít nhất 12 chuyên mục về sở hữu trí tuệ tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Số lượng đơn đăng ký, văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng tiếp tục gia tăng (giai đoạn 2025-2030 số lượng đơn, văn bằng tăng khoảng 1,5 lần so với giai đoạn 2021- 2025). Trong đó số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 10%/năm; Trên 90% sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm nông nghiệp của các hợp tác xã, làng nghề được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mã số, mã vạch; Tăng cường các hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ; tăng tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại; tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm có chứa địa danh, dấu hiệu biểu trưng, lợi thế của thành phố. Tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt ít nhất 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; Chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó quy định các nội dung chính của Chương trình gồm:
Thứ nhất là Nâng cao nhận thức, chất lượng nguồn lực về sở hữu trí tuệ Tổ chức chương trình tập huấn, đào tạo về sở hữu trí tuệ: Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Viện, trường và các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức chương trình tập huấn, đào tạo về sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt là SHTT) từ cơ bản đến chuyên
sâu về SHTT phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó có chương trình đào tạo chuyên sâu về SHTT tại một số cơ sở giáo dục đào tạo từ đó nâng cao năng lực chuyên môn về SHTT trên địa bàn thành phố, tạo ra được đội ngũ nhân lực tham gia vào các hoạt động SHTT; Đào tạo chuyên sâu về SHTT cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức cho cán bộ, công chức tham gia các hoạt động đào tạo, hướng dẫn sử dụng, khai thác thông tin SHTT do Cục SHTT tổ chức.
Phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền SHTT: Hỗ trợ nâng cao năng lực của tổ chức trung gian tham gia hoạt động kiểm soát, quản lý các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; Hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và giống cây trồng; tổ chức đại diện, quản lý và chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; Phát triển dịch vụ tư vấn về quản trị, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học.
Hình thành, tạo dựng văn hóa SHTT trong xã hội: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng và các cơ quan báo, đài khác liên quan, Cổng Thông tin điện tử thành phố, Trang Thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền SHTT…Tổ chức vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội, các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động SHTT.
Thứ hai là Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động tạo ra và xác lập tài sản trí tuệ
Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu để phát triển tài sản trí tuệ: Điều tra, khảo sát thu thập thông tin về tài sản trí tuệ, các hoạt động liên quan đến công tác sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường Đại học, cơ quan quản lý nhà nước, UBND các quận/huyện, Hợp tác xã… trên địa bàn thành phố. Trong đó chú trọng các nội dung: Khảo sát đánh giá về các sản phẩm nông nghiệp nông thôn có khả năng xây dựng thương hiệu cộng đồng gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý để làm cơ sở xác lập, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; nghiên cứu, đánh giá về điều kiện địa lý, chất lượng sản phẩm, khu vực địa lý, tính chất đặc thù, lịch sử, nguồn gốc, danh tiếng sản phẩm, quy mô… và các điều kiện khác có liên quan để xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm của địa phương mang địa danh; Khảo sát nhu cầu của tổ chức KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, cộng đồng, địa phương về áp dụng, đổi mới công nghệ, khai thác sáng chế/giải pháp hữu ích phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh; tra cứu, đánh giá, lựa chọn và xác định công nghệ, các giải pháp phù hợp với nhu cầu khai thác, áp dụng; xây dựng và triển khai phương án áp dụng công nghệ, các giải pháp từ các sáng chế/giải pháp hữu ích đã lựa chọn; tư vấn, hỗ
trợ đăng ký xác lập quyền SHTT cho tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, bản quyền tác giả và quyền liên quan cho các tác phẩm văn hóa văn nghệ, bản ghi âm, ghi hình và các thành quả sáng tạo khác; Khảo sát đánh giá tiềm năng của các sản phẩm, dịch vụ nhằm xác định sự phù hợp của đối tượng, tiêu chí bảo hộ trong và ngoài nước, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, như: Các kết quả nghiên cứu KH&CN, công trình KH&CN đạt giải thưởng cấp quốc gia và cấp thành phố, sản phẩm OCOP, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quan trọng, sản phẩm của các hợp tác xã, làng nghề, sản phẩm nông nghiệp của địa phương, sản phẩm của doanh nghiệp KH&CN… có khả năng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, phần mềm, chương trình ứng dụng trên thiết bị điện tử, thiết bị di động để cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn về SHTT; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu, các gói thông tin SHTT chuyên ngành để cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn về SHTT phục vụ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố;
Hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin SHTT: Cung cấp dịch vụ thông tin SHTT. Hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin SHTT cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra các tài sản trí tuệ được bảo hộ và bài báo khoa học có tính ứng dụng cao; Hỗ trợ hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ.
Thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ và công nhận đối với giống cây trồng mới. Tùy điều kiện thực tế về kinh phí bố trí hàng năm để xem xét hỗ trợ cho các đối tượng. Trong đó ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ là kết quả nghiên cứu KH&CN, công trình KH&CN đạt giải thưởng cấp quốc gia và cấp thành phố, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quan trọng, sản phẩm OCOP, sản phẩm của các hợp tác xã, làng nghề, sản phẩm nông nghiệp của địa phương, sản phẩm của các doanh nghiệp KH&CN.
Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quan trọng, sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm của các hợp tác xã, làng nghề, sản phẩm nông nghiệp của địa phương; tra cứu thông tin phục vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới đối với các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Thứ ba là Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền SHTT; tăng cường sử dụng các công cụ SHTT để phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh.
Hỗ trợ liên kết đơn vị có năng lực, tổ chức, cá nhân ươm tạo các tài sản trí tuệ từ khâu hình thành ý tưởng nghiên cứu đến phát triển tài sản trí tuệ, sản xuất thử nghiệm hình thành doanh nghiệp KH&CN.
Hỗ trợ xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP, gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ.
Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ khai thác, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị.
Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại cho các tài sản trí tuệ của thành phố Đà Nẵng ở trong và ngoài nước nhằm khai thác, phát triển giá trị tài sản trí tuệ; Hỗ trợ các hoạt động khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT; Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các tài sản trí tuệ như hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart), hoạt động trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ (Techdemo), ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest), các sự kiện, triển lãm trong nước và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Hỗ trợ khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được bảo hộ, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ hoặc hết thời hạn bảo hộ tại Việt Nam. Hỗ trợ quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và tổ chức KH&CN. Xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp, ưu
tiên các doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN. Hỗ trợ tư vấn, định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ (tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp).
Thứ tư là Thúc đẩy và tăng cƣờng hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền SHTT
Triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu qủa hoạt động thực thi quyền SHTT: Xây dựng, triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT; Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT; Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm về SHTT; khuyến khích giải quyết các tranh chấp về SHTT bằng hình thức trọng tài, hòa giải; Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền SHTT của mình; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí trí tuệ; Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn.
Tổ chức trưng bày, giới thiệu, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT cùng với các sản phẩm xâm phạm quyền SHTT.
PV