Theo dõi toàn trạng trẻ sau tiêm như:
- Thay đổi về tinh thần (kích thích, vật vã, lo lắng...);
- Triệu chứng hô hấp (thở nhanh, khó thở, thở rít...);
- Nổi vân tím;
- Nổi ban ngoài da;
- Vã mồ hôi;
- Chân tay ẩm lạnh,
- Nôn, đau bụng...
Các phản ứng sau tiêm hay gặp, khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Cũng như khi tiến hành tiêm phòng các vaccine khác, việc tiêm vaccine COVID-19 cũng có một số phản ứng được ghi nhận như:
- Tại chỗ: Sưng đau nơi tiêm, ngứa
- Ban ngoài da, phù nề một số cơ quan (môi, mắt...), nổi vân tím
- Khó thở, khò khè
- Đau ngực, đánh trống ngực, ngất...
- Đau đầu, li bì
- Đau bụng, nôn, tiêu chảy
Nặng là các dấu hiệu phản ứng nặng như: suy hô hấp, ngất, co giật, các dấu hiệu suy tuần hoàn (vã mồ hôi, nổi vân tím, tay chân ẩm lạnh, tụt huyết áp...).
Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, nhìn chung, khi có các dấu hiệu bất thường ở trẻ sau tiêm vaccine COVID-19 mà phụ huynh nhận ra được thì nên cho trẻ đến kiểm tra ngay tại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cho biết đã từng tiếp nhận một số trẻ phản ứng sau tiêm với các loại vaccine khác từ nhẹ (biểu hiện ngoài da), đến nặng (như co giật, suy tuần hoàn, suy hô hấp...) nhưng đều được xử trí kịp thời và chưa có biến chứng nặng nề nào gặp phải.
Ngay trong giai đoạn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trên 12 tuổi, các bác sĩ cũng gặp những trường hợp có triệu chứng nổi ban, đau ngực, rối loạn nhịp tim nhưng đều được theo dõi và xử trí ổn định.
Trẻ sau tiêm bao lâu thì có thể hoạt động bình thường và đi học trở lại?
Bác sĩ Nguyễn Thành Nam cho biết, thông thường, sau khi tiêm được theo dõi ổn định tại cơ sở tiêm chủng trẻ có thể sinh hoạt, học tập như những ngày thường.
Tuy nhiên các phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ hoạt động thể lực nhiều trong vòng 3 ngày sau tiêm và theo dõi sát các dấu hiệu bất thường của trẻ khi sinh hoạt.
Theo chinhphu