Đóng cửa ngày giao dịch 3/5, cổ phiếu ACV tăng ới 7% lên vùng 94.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 49% sao với thời điểm đầu năm 2024 và tiệm cận mức giá đỉnh lịch sử 97.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu bứt phá mạnh đã đẩy vốn hóa thị trường của ACV lên con 205.500 tỷ đồng (hơn 8 tỷ USD). So với đầu năm, con số này đã tăng gấp đôi rưỡi, tương đương với khoảng 67.485 tỷ đồng, hoặc hơn 2,6 tỷ USD.
Với mức vốn hóa này, ACV trở thành một trong những doanh nghiệp được định giá cao nhất trên thị trường UPCoM và đứng thứ ba trên thị trường chứng khoán, chỉ sau Vietcombank (517.000 tỷ đồng) và BIDV (283.000 tỷ đồng).
Đà tăng mạnh diễn ra sau khi Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với khoản lãi kỷ lục hơn 2,900 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ.
Ngành hàng không hồi phục, mức biên lợi nhuận cao ngất ngưỡng, cùng với khoản lãi từ hoạt động tài chính là những lý do chính góp phần vào bức tranh kinh doanh tích cực của ông trùm sân bay Việt.
Năm 2024, ACV đặt kế hoạch doanh thu 20.325 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 9.378 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, doanh nghiệp lần lượt thực hiện 28% kế hoạch doanh thu và 39% kế hoạch lợi nhuận.
ACV đang là chủ đầu tư dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. Hiện tại, dự án đang trong giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1.2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác. Doanh nghiệp cho biết dự án vẫn đang bám sát kế hoạch.
Tại thời điểm ngày 31/3, doanh nghiệp đã đầu tư gần 9.000 tỷ đồng vào dự án trên.
Ngoài ra, ACV cũng đang vướng khoản nợ khó đòi và đã trích lập dự phòng gần 3.900 tỷ đồng với các hãng hàng không. Trong đó, lớn nhất là khoản nợ xấu gần 2.200 tỷ đồng tại Bamboo Airways, tiếp đến là 900 tỷ đồng tại Pacific Airlines, 265 tỷ đồng tại Vietnam Airlines,...
Anh Mai