TNV - Bắt đầu từ thung lũng công nghệ S ilicon với ý tưởng cô đọng lại vitamin, khoáng chất hay các chất thiết yếu khác vào một loại nguyên liệu thực phẩm. Gần đây xu hướng này đã bắt đầu lan ra trên khắp thế giới và đang nở rộ tại Nhật Bản.
Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng chỉ với một nguyên liệu
Khi số lượng người nhiễm vi rút corona đang ngày càng ra tăng thì nhu cầu về một thực đơn với công thức nhanh gọn nhẹ ngày càng được đề cao. Các sản phẩm đông lạnh hay cà ri gói, mì gói cũng có sức tiêu thụ mạnh trong thời qua. Thế nhưng, nhiều khách hàng chuyển sang quan tâm đến tính dinh dưỡng và độ lành mạnh trong bữa ăn hàng ngày. Chính vì thế mà những sản phẩm áp dụng công nghệ mới đang đón nhận số lượng lớn người quan tâm. Ví dụ như sản phẩm “All in PASTA’’ và “All in NOODLES” của hãng NISSIN được biết đến ở thị trường Việt Nam với các loại sản phẩm mì gói như mì ly CUPNOODLES, mì gói 365.
Sản phẩm mì “All in PASTA’’ và “All in NOODLES” của hãng được quảng cáo là cung cấp cả chất xơ, vitaminC, canxi và 13 loại vitamin và khoáng chất khác nhau đáp ứng hơn cả tiêu chuẩn dinh dưỡng cơ bản của bộ lao động Nhật Bản.
Lý giải về công nghệ từ thung lũng Silicon
Sự khởi nguyên cho công nghệ tích hợp dinh dưỡng bắt đầu từ một số kỹ sư IT ở thung lũng Silicon. Họ cùng nhau phát triển một loại đồ uống dinh dưỡng pha từ dạng bột mịn có tên là “Soylent”. Ngay sau đó thì sản phẩm trở nên nổi tiếng trong giới kỹ sư vì sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian của chúng. Soylent có thành phần chính là chất đạm trong đậu nành, ngoài ra còn bổ sung 28 loại chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Ngày nay, các nhà sản xuất còn làm cả Soylent vị sô cô la hay vị trà masala chai của Ấn Độ, mọi người đều có thể tìm mua chúng trong khắp các siêu thị lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Hãng “Huel” của Anh cũng cung cấp một sản phẩm tương tự làm từ đậu hà lan, yến mạch và dừa. Huel hiện đang có doanh thu lên đến hơn 100 triệu sản phẩm.
Cuộc chơi không chỉ dành cho những ông lớn
Cũng đã có rất nhiều start up bắt đầu thâm nhập vào mảng thị trường này. Tuy nhiên rất khó để cạnh tranh với các ông lớn về quy mô nhân công hay trang thiết bị cần thiết. Nhưng nếu có một công thức độc quyền riêng hay biết cách tìm những thị phần nhỏ hơn trong miếng bánh lớn thì vẫn có cơ hội bứt phá thần kì. Ví dụ như “Base food ”chính là một start up tiên phong trong lĩnh vực này. Mục tiêu của công ty là giúp cho những người không có kiến thức về dinh dưỡng vẫn dễ dàng có được thực đơn tốt cho sức khỏe. Người sáng lập công ty ông Hashimoto chia sẻ rằng trong những ngày tháng bận rộn khi làm việc ở ngành IT, ông không thể có được những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, từ đó đã cho ông ý định khởi nghiệp. Sản phẩm nổi bật của công ty là những chiếc bánh mì cung cấp đến 30 yếu tố dinh dưỡng khác nhau. Số lượng hiện tại bán ra lên đến hơn 134 vạn chiếc.
Theo như bản báo cáo từ công ty khảo sát thị trường Myvoice thì số lượng người biết đến những loại sản phẩm tổng hợp dinh dưỡng chỉ đạt đến 40% và số lượng người sử dụng chúng vẫn còn giới hạn ở đô thị lớn. Tuy nhiên, với số lượng các hộ gia đình có cả vợ lẫn chồng đều đi làm mà vẫn phải tự trông con nhỏ hay sống một mình đang gia tăng thì đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.
Thái Hà (Nguồn Nikkei Business)