TNV - Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, giáo dục được thông qua ba môi trường là giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình tuy không được tổ chức bài bảntheo chương trình, kế hoạch và nội dung như giáo dục nhà trường nhưng nó lại có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực hành vi, phẩm chất đạo đức và sự hòa nhập cho trẻ em. Nền nếp gia đình, mối quan hệ, cách ứng xử và sự dạy dỗ của các thành viên trong gia đìnhlà nền tảng ban đầu hình thành nhân cách, là nhịp cầu để giúp các em hòa nhập với xã hội.
Năm 1959, khi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận về Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình , Bác Hồ đã dạy “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình” . Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình được hình thành và phát triển, gắn kết bền chặt là do tình cảm và trách nhiệm giữa các thành viên. Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội;sự tập trung lao độngnên gia đình ở Việt Nam có sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị.
Đại đa số gia đình ở thành thị là gia đình hạt nhân (gồm bố mẹ và con cái), thường thì sống xa người thân, họ hàng; quan hệ với những gia đình xung quanh là quan hệ xã hội, nhà nào biết nhà ấy là chính.Ở nông thôn gia đình duy trì được yếu tố truyền thống nhiều hơn, thường thì các con được sống cùng bố, mẹ và ông, bà (hoặc cả cô, chú) ; nếu là gia đình hạt nhân cũng được sống gần ông, bà, chú, bác, cô, dì do đó các em nhỏ nhận được nhiều tình cảm ấm áp từ những người thân trong gia đình.Mối quan hệ gia đình ở nông thôn cũng chằng chịt,nhiều chiều, trong làng, trong xóm hầu hết có quan hệ gia đình, không là ruột thịt thì cũng cùng họ nội, ngoại tộc.
Nhìn từ sự khác nhau giữa gia đình ở thành thị và nông thôn, thì sự tác động tích cực của giáo dục gia đình đối với trẻ em ở thành thị và nông thôn cũng khác nhau. Trẻ em nông thôn được sống cùng, gần gũi nhiều người thân xung quanh hơn, được sống cởi mở và được sự quan tâm của nhiều người tạo nên môi trường sống chan hòa.Các em cũngđược vui chơi với nhiều bạn bè xung quanhnơi ở của mìnhmột cách thân thiện và gần gũi, tạo cho trẻ emsớm có sự cởi mở, hòa nhập. Hành vi ứng xử của trẻ ở ngoài xã hội cũng được nhiều người biết và chia sẻ, một hành vi lệch lạc không đúng với thuần phong, mỹ tục và truyền thống gia đình sẽ được phản ứng ngay, thậm chí gay gắt; nếu những hành vi lệch lạc đó có tính chấtnghiêm trọng còn được tổ chức họp gia đình, dòng họ để giúp đỡ gia đình để giáo dục các em; ngược lại, nếu các em ngoan thìgia đình cũng nhận được sự động viên, khen ngợi từ người thân. Cũng do đặc điểm riêng về gia đình và yếu tố xã hội, trẻ em ở thành thị thường chỉ nhận được sự quan tâm từ bố, mẹ, anh, ch,ịem trong gia đình hạt nhân của mình, bố mẹ chỉ nhận được sự đánh giá vềcon mình từ nhà trường. Ngoài thời gian ở trường và vui chơi với các bạn cùng học các em ít có các mối quan hệ khác. Do vậy trẻ em thành thị nghiện đồ chơi điện tử nhiều hơn, ít cởi mở trong giao tiếp. Qua điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ em mắc tự kỷ ở thành phố có xu hướng gia tăng và cao gấp đôi trẻ em ở nông thôn (Báo Đời sống VN, ngày 22/5/2017) , tỷ lệ trẻ vị thành niên ở thành phố lớn vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn (Báo Nhân Dân ĐT ngày 30/10/2019).
Làm gì để khắc phục những hạn chế của môi trường giáo dục gia đình ở thành thị, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, hành vi và giáo dục hòa nhậpcho trẻ em thành thịtrong giai đoạn hiện nay? Đó là câu hỏi đặt ra với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội, nhà trường, các bậc phụ huynh và những người có trách nhiệm với sứ mệnh giáo dục. Để có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ nhằm thực hiện tốt nội dung trên, chúng ta cần quan tâm đến một số nội dung sau:
Tiếp tục thực hiệntốtChỉ thị số 49- CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thưvềXây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,trong đó tập trung “tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống,như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng”. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới,cần đặc biệt quan tâm “xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nếp….Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ.”
Nâng cao chất lượng hoạt động thường xuyên của các tổ chức thanh niên, thiếu niên ở phường, tổ dân phốcùng với sự quan tâm phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội khác như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh trong việc tổ chức các hoạt động mang tính chất giáo dục cho các em.
Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể và xã hội, các hoạt động đó phải đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thực sự là sân chơi hấp dẫn các em, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các em cá biệt, các em còn hạn chế về khả năng hòa nhập.
Cơ quan, tổ chức quản lý người lao động cần tạo điều kiện để người lao động có thời gian trau dồi kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con cái, dành nhiều thời gian cho con cái và gia đình. Các bậc phụ huynh và những người thân trong gia đình dành cho các emnhiều sự quan tâm hơn nữa, yêu thương các em nhiều hơn./.
Tạ Xuân Thu