Danh thắng Tây Thiên – Điểm du nhập đầu tiên của Đạo Phật, nơi khởi nguồn của Đạo Mẫu Việt Nam

Chủ nhật, 03/04/2016 - 15:23

TNV - Liên Hợp quốc lấy ngày Đản sinh (Rằm tháng Tư âm lịch) làm ngày hòa bình và văn hóa của nhân loại - vinh danh vị trí số một của Đạo Phật trong lịch sử tín ngưỡng của loài người. Đạo Phật là tôn giáo của trí tuệ, hoà bình, giác ngộ

Địa linh Danh thắng Tây Thiên (thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc thơ mộng, uy linh hùng vĩ. Đây là chốn “đệ nhất cổ tích danh lam: Tam Đảo Sơn, Tây Thiên thiền tự, An Nam đệ nhất cổ tích danh lam…Quốc Đảo dân kỳ nghiêm trứ linh ứng. Nghĩa là : “Chùa Tây Thiên trên núi Tam Đảo, đứng thứ nhất trong hàng cổ tích danh lam nước An Nam. Nhà nước cúng, dân cầu đều có linh ứng”.

Lê Qúy Đôn mô tả trong “Kiến Văn Tiểu Lục” như sau: “Bên dưới có sắc nước như chàm sâu không đáy, sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự tre xanh thông tốt, cảnh  sắc thanh nhã rộng rãi. Trên đỉnh chùa Đồng Cổ, phía tả khe Giải Oan, trèo lên trên là hồ sen nước xanh biếc. Trong hồ có thứ đá lạ, hoa sen nở rộ…Bên tả suối bạc, bên hữu suối vàng…”

Bài kí trên văn bia lần tu sửa Chùa Tây Thiên năm Long Đức (kỷ sửu1733) có viết:

“Đem lại phúc lớn trong trời đất, chỉ có Đạo Phật là hơn

Sức mạnh giúp đời, chỉ có phúc ân là lớn

Trải xem cổ tích danh lam, tất phải kể đến Tây Thiên thắng cảnh

Trăng mây dừng dừng nghìn dặm chiếu, như xưa mây bọc đất trời

Lòng sao rộn rã bốn mùa vui, chẳng thể khác cảnh tiên ngày tháng

Thu vào một bầu thế giới

Hồn không gợi bụi trần ai”

“Trong chốn tùng lâmTây Thiên đứng hàng bậc nhất,

Thật rõ thiêng liêng khác lạ nước cúng dân cầu sở chính là đây”

Và:

“Lớn lao nơi chốn của trời

Lay động thơm danh tiếng

Đứng thứ nhất tại nước An Nam

Tam Đảo thiêng liêng hơn tất cả

Bởi có chùa Thiền Tây Thiên

Với sự kính trọng Quốc Mẫu

Như có hai nơi mầu nhiệm

Xin cho tâm nguyện mong cầu

Vạn công đều được trọn vẹn”.

Vào khoảng 500 năm trước công nguyên Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ, từ đó cho đến nay được truyền bá rộng khắp trên thế giới. Bởi, Đạo Phật là tôn giáo của trí tuệ, hoà bình, giác ngộ nên Liên Hợp quốc đã lấy ngày Đản sinh của Đức Phật Thích Ca (Rằm tháng Tư âm lịch) làm ngày Đại lễ Quốc tế - ngày hòa bìnhvăn hóa của toàn nhân loại. Đó là sự vinh danh cao cả và ghi nhận vị trí số một của Đạo Phật trong lịch sử tín ngưỡng của loài người.

Đạo Phật được truyền bá đến Việt Nam từ thế kỷ thứ III trước công nguyên. Theo đại sử ký (Mahavamasa) của Tích Lan (Spilanka) cho biết khoảng 325 năm trước công nguyên, sau cuộc kết tập Tam Tạng được sự hộ pháp của vua A Dục, chín phái đoàn “Như Lai Sứ Giả” đi truyền bá Phật pháp thì giáo đoàn thứ 8 do ngài SoNa và ngài UtTaRa làm trưởng đoàn đã đến nước ta.

Sau khi yết kiến vua Hùng tại kinh đô Văn Lang, đoàn đến vùng núi Tam Đảo thấy núi non liên hoàn u nhã, có suối chảy nước trong, đá ghềnh non cao, rừng rậm sơn kỳ thủy tú. Bị thu hút bởi núi rừng hùng vĩ, đoàn đã dừng chân xây chùa tu đạo và hoằng dương Phật pháp.

Tây Thiên hay còn gọi bầu trời Tây của nhà Phật đã trở thành trung tâm Phật giáo và cũng là trung tâm tâm linh bậc nhất của trời Nam đất Việt. Với dấu tích còn lại là chùa Phù Nghì, chùa Đồng Cổ – Thành Nê Lê… nổi tiếng, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia mà Đạo Phật được truyền đến sớm trước công nguyên.

Theo Đại đức Thích Thanh Phương - Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Tam Đảo - trong lịch sử dân tộc ta, Đạo Phật đã có những đóng góp vô cùng to lớn và đồng hành cùng sự trường tồn và phát triển của dân tộc, điển hình là vào thời đại rực rỡ Lý – Trần, Phật giáo đã nhập thế với chúng sinh, thể hiển nổi bật tư tưởng Phật pháp gắn liền với tinh thần dân tộc, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà vùng đất Tây Thiên Tam Đảo là nơi thể hiện rõ nhất sự đoàn kết hòa hợp ấy.

Nơi giao thoa của văn hóa Đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu

Tây Thiên – Tam Đảo, miền đất thiêng liêng, nơi linh khí non sông hội tụ.  Đây là nơi giao thoa của văn hóa Đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu, một giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt, sự tôn vinh truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Đây là điểm du nhập đầu tiên của Đạo Phật và cũng là nơi khởi nguồn của Đạo Mẫu Việt Nam.

Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – con người của huyền sử gắn liền với nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Tương truyền thời Văn Lang ở Đông Lộ Trang có ông Lăng Vĩ tính khí hào hiệp dung mạo khôi ngô, vợ là Đào Thị Liễu rất mực hiền dịu nết na, có tấm lòng độ lượng thường giúp đỡ mọi người. Sau một giấc mộng cát tường bà mang thai tới thảy 14 tháng đến ngày 10/5  hạ sinh được nữ tử, nhan sắc diện mạo sáng ngời, long nhan phượng cảnh dòng dõi Lạc Hồng đặt tên là Lăng Thị Ngọc Tiêu.

Tuổi mới lên 5 thông minh xuất chúng, tuổi 13 đã tinh thông võ nghệ binh đao thư lược, tuổi 20 đã nổi tiếng khắp vùng là thần thông hiển hóa, lúc hiện tiên hiện thánh, thục nữ anh tài hào kiệt bậc nhất.

Nước Văn Lang bị giặc ngoại bang lấn chiếm, bà đã phò vua dẹp giặc giữ yên bờ cõi. Đất nước yên bình, bà dạy dân cấy trồng, giữ lửa trong buổi bình minh làm cho quốc gia Văn Lang thịnh trị lâu bền.

 Cuối đời bà trở về quê hương lên núi Tây Thiên lễ Phật, có vầng mây ngũ sắc hiện trên bầu trời hư không. Bà bước lên mây ngũ sắc hình dạng dần biến mất. Hôm đó vào ngày 15 tháng 2 Âm lịch. Trải qua các triều đại đã lập bàn thờ và phong tặng “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương Đệ Nhất Thượng Đẳng Phúc Thần”. Đền được xây dựng cạnh chùa Tây Thiên và sự tích này đã được đi vào lịch sử.

Hành hương về trung tâm Phật giáo

Từ nhiều năm trở lại đây, tăng ni phật tử huyện Tam Đảo đã dốc sức đồng lòng cùng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã trùng tu, xây dựng hệ thống đền chùa ở Tây Thiên trở nên khang trang, bề thế; đời sống văn hóa tâm linh và tín ngưỡng thờ Phật trong nhân dân được mở mang phát triển rõ rệt.

Tây Thiên – Tam Đảo hôm nay, đã làm sống lại trong ký ức của du khách phật tử bốn phương về một trung tâm Phật giáo đầu tiên cách đây hàng ngàn năm của người Việt.

Nhờ vậy, quần thể Danh thắng Tây Thiên đã trở thành nơi du khách thập phương nườm nượp hành hương về nơi khởi nguồn của Đạo Phật và Đạo Mẫu chiêm bái, sửa mình, tu thân, tích đức và thả lòng mình cùng cảnh sắc núi rừng thiên nhiên thơ mộng để trải nghiệm, dưỡng thần, tư tĩnh, hướng tới những điều thiện, làm những điều lành có lợi cho dân cho nước…

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, du khách thập phương lại hướng đến Tây Thiên – Tam Đảo, “ đến với Phật – về với Mẫu”, để bày tỏ tấm lòng – tri ơn tiên tổ. Lễ hội Tây Thiên đã trở thành một truyền thống văn hóa của nhân dân, phật tử bốn phương xa gần.

Lễ hội năm nay, ngoài các chương trình hoạt động Lễ Quốc Mẫu Tây Thiên và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, Ban tổ chức Lễ hội Tây Thiên năm 2016 và Ban Trị sự Phật giáo huyện Tam Đảo đã cùng nhau hiệp trợ tổ chức chương trình Lễ Hoa đăng – nguyện cầu Quốc Thái Dân An, làm cho lễ hội càng thêm trang nghiêm, long trọng, tố hảo hoàn toàn; thể hiện hài hòa nét đặc sắc tín ngưỡng Phật – Mẫu trong văn hóa Tây Thiên – Tam Đảo, cũng là thực hành truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng “cội phúc – nền nhân”.

Hình ảnh Lễ hội Tây Thiên 2016: A1 [caption id="attachment_2078" align="aligncenter" width="555"]A1, A2: Đón rước Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt: Tây Thiên – Tam Đảo. A1, A2: Đón rước Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt: Tây Thiên – Tam Đảo.[/caption] A3 A4 A5 A6 [caption id="attachment_2083" align="aligncenter" width="555"]A3, A4, A5, A6, A7: Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, chư tăng phật tử và du khách thập phương nườm nượp đổ về Tây Thiên để chiêm bái và trẩy hội. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, chư tăng phật tử và du khách thập phương nườm nượp đổ về Tây Thiên để chiêm bái và trẩy hội.[/caption] [caption id="attachment_2084" align="aligncenter" width="555"]A8: Hoa Ra đẹt, loài hoa rất hiếm gặp được trồng ở Trúc lâm Thiền viện Tây Thiên. Hoa Ra đẹt có màu vàng sặc sỡ, hoa mọc ra từ thân nên rất hợp trồng làm cảnh, trồng trong đền chùa. Hoa nấu canh ăn ngon, vỏ cây có công dụng chữa sốt rét, lỵ; vỏ cây và rễ cây chữa hậu sản, hư nhược và máu xấu. Hoa Ra đẹt, loài hoa rất hiếm gặp được trồng ở Trúc lâm Thiền viện Tây Thiên. Hoa Ra đẹt có màu vàng sặc sỡ, hoa mọc ra từ thân nên rất hợp trồng làm cảnh, trồng trong đền chùa. Hoa nấu canh ăn ngon, vỏ cây có công dụng chữa sốt rét, lỵ; vỏ cây và rễ cây chữa hậu sản, hư nhược và máu xấu.[/caption] [caption id="attachment_2085" align="aligncenter" width="555"]Sản vật thơm ngon đặc trưng của đất trời Tây Thiên – Tam Đảo như ngọn su su, khoai môn tím, đu đủ… Sản vật thơm ngon đặc trưng của đất trời Tây Thiên – Tam Đảo như ngọn su su, khoai môn tím, đu đủ…[/caption]

Phạm Quỳnh