Phát biểu tại buổi Lễ, ông Phan Ngân, Giám đốc Dự án, Công ty Reed Tradex Việt Nam chia sẻ: Sự kiện lần này như một cơ hội gặp gỡ, hỗ trợ sự liên kết giữa các công ty sản xuất linh kiện, các nhà sản xuất, lắp ráp trong ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan”.
Ông Phan Ngân, Giám đốc Dự án, Công ty Reed Tradex Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ.
Cùng ý kiến trên, Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, ông Hironobu Kitagawa, nhận định: Năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 630 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD mức đầu tư cao thứ 2 tính đến hiện tại. Hằng năm JETRO đều tiến hành khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam. Theo kết quả khảo sát năm 2018, khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động trong thời gian từ 1 đến 2 năm tới, có gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam trả lời rằng “muốn mở rộng hoạt động kinh doanh”. Con số này tính trong phạm vi các nước ASEAN cũng thuộc top đầu. Tuy nhiên, một trong số những khó khăn là “tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp”.
Ông cũngnhấn mạnh: Trong ngành sản xuất nguyên liệu, linh kiện, vật tư hay còn gọi là “Ngành công nghiệp hỗ trợ” phần lớn do doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhận. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là một trong những vấn đề còn tồn đọng ở Việt Nam. Nếu nhìn từ góc độ khác, nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên thì sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chú ý, quan tâm đến ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam. Và hơn nữa, có khả năng Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là có kỹ thuật sản xuất, chế tạo cao”.
Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO)
tại Hà Nội, ông Hironobu Kitagawa.
Bàn về vấn đề trên, không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản mà tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều quan tâm: Khi tiến trình tự động hóa đã và đang thâm nhập thị trường, làm thế nào để ngành công nghiệp sản xuất và các ngành phụ trợ có thể kịp thời thay đổi và tạo nên những biến chuyển đột phá, giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp trọng điểm trong khu vực?
Phát biểu tại sự kiện, Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương,bày tỏ quan điểm: Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ Việt Nam giao Bộ Công Thương tích cực triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Qua đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại; nâng cao chất lượng sản phẩm, độ tin cậy, và từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành sản xuất quan trọng như ô tô, dệt may, da giày, điện tử”.
Lễ ký kết
“Các DNNVV quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng cũng như trong nền kinh tế khi chiếm 98% tổng số doanh nghiệp, 40% GDP Việt Nam trong năm 2016. Tuy nhiên, nhóm này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do chưa đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như thiếu tiềm lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Năm 2017, chỉ 21% DNNVV ở Việt Nam đạt chuẩn trở thành mắt xích của chuỗi cung ứng toàn cầu, thấp hơn nhiều so với 30% ở Thái Lan và 46% ở Malaysia. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả và phù hợp”, ông Phan Ngân, Giám đốc dự án, Công ty Reed Tradex cho biết thêm.
“Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (SIE 2019)” và “Triển lãm quốc tế về Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME 2019)” sẽ được diễn ra đồng thời vào ngày 14 - 16/8 tại Trung tâm Triển lãm I.C.E Hà Nội. |
T. H