TNV - Sáng 20/4 tại Hà Nội, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Đại học RMIIT và các đối tác trong nước, quốc tế tổ chức Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) năm 2023 với chủ đề: “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh” - trong khuôn khổ Tuần lễ THQG Việt Nam 2023 chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4.
Đây là sự kiện thường niên trong khuôn khô Tuần lễ THQG Việt Nam với mục tiêu là tạo ra đối thoại chuyên sâu, đa góc nhìn thu hút được sự tham gia đông đảo các đại biểu từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài hước cũng như doanh nghiệp liên quan tới xây dựng, phát triển thương hiệu và xuất nhập khẩu.
Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu khai mạc Diễn đàn
Tham dự Diễn đàn năm nay có các học giả quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Australia, các tổ chức quốc tế là các đại sứ quán, thương vụ các nước tại Việt Nam; cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp THQG Việt Nam đã thành công với “sản xuất xanh”.
Đặc biệt, Diễn đàn năm nay, có sự tham gia của đại diện Brand Finance (tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu, có trụ sở chính tại Anh). Đây là tổ chức đã có những đánh giá rất khách quan, tích cực về sự nâng hạng của giá trị thương hiệu Việt Nam trong Top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Trong thời gian qua, việc đầu tư nghiên cứu công nghệ, quy trình sản xuất, vật liệu mới, năng lượng tái tạo… để đưa ra các sản phẩm xanh có ích với cộng đồng đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trên thế giới. Thương hiệu xanh dần trở thành một khái niệm phổ biến khi người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Lễ khởi động tuần lễ Thương hiệu quốc gia 2023
Từ đây, chuyển đổi xanh, sản xuất xanh, thương mại xanh, tiêu dùng xanh, tăng trưởng và phát triên xanh đã trở thành một xu thế tất vếu chứ không phải là một lựa chọn đối với các quốc gia trên thế giới...
Các doanh nghiệp Việt cũng không đứng ngoài xu thế này. Và thực tế cho thấy, thương hiệu xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào quá trình toàn câu hóa.
Đồng thời, sản xuất xanh chính là yêu cầu tiên quyết khi thâm nhập thị trường các nước trên thế giới và tham gia vào các hiệp định như CPTPP, EVFTA,... bởi những hiệp định thương thương mại này đều có những quy định khắt khe về tiêu chí môi trường. Nếu chúng ta thực hiện tốt sản xuất xanh thì cũng là một cơ hội tốt để chúng ta tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do và đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...
Tuy nhiên, xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh cũng đặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt để phù hợp với xu thế phát triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã chọn chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh” cho diễn đàn THQG Việt Nam năm nay, tạo cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp… cùng nhau đề xuất một số giải pháp, chiến lược gắn thương hiệu quốc gia xanh và bền vững với thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp.
Hải Hà