Định hướng nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Thứ sáu, 26/01/2024 - 09:05

NCKH - Tóm tắt: Xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Để Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đạo đức, là văn minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải chú trọng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

Từ khoá: Giáo dục, đạo đức, cán bộ, đảng viên, lý tưởng.

1. Đặt vấn đề

Trong phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng [1] . Để Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đạo đức, là văn minh , mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [2] . Điều này đặt ra yêu cầu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cần chú trọng các nội dung sau đây:

2. Định hướng nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Một là, giáo dục học viên trung thành với mục đích, lý tưởng của Đảng

Trong bài viết Đạo đức cách mạng, bút danh Trần Lực, đăng trên tạp chí Học tập số 12 -1958, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “điều chủ chốt nhất” và là “tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” [3] . Như thế, Hồ Chí Minh xác định, chuẩn thứ nhất của đạo đức cách mạng chính là suốt đời trung thành với lý tưởng của Đảng.

Chính vì vậy, giáo dục cán bộ, đảng viên trung thành với mục đích, lý tưởng của Đảng là nội dung quan trọng trong giáo dục đạo đức cách mạng. Cần nhận thức rằng việc giáo dục lý tưởng cách mạng rất cần thiết trong điều kiện hiện nay, vì khi người cán bộ, đảng viên thấm nhuần, hiểu rõ về lý tưởng cách mạng mới xây dựng lập trường chính trị vững vàng. Và người cán bộ, đảng viên có lý tưởng cao đẹp sẽ hăng say cống hiến, biết khiêm tốn, giữ mình để xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ, đảng viên.

Trung thành với mục đích, lý tưởng của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu của người cán bộ, đảng viên. Điều này được ghi nhận tại khoản 1 điều 2 Chương 1 Điều lệ Đảng. Và mục đích, lý tưởng đó không gì khác là lý tưởng cộng sản, là mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cần phải giáo dục học viên hiểu đúng, hiểu sâu sắc, biến nhận thức trở thành hành động thực tế, tăng cường trách nhiệm chính trị trong hoạt động thực thi công vụ. Để họ hiểu rằng trung thành với lý tưởng cộng sản phải được biểu hiện cụ thể bằng việc trung thành với chủ trương, đường lối của Đảng, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Và người cán bộ, đảng viên trung thành, yêu nước phải có tinh thần, trách nhiệm đưa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào thực tế. Đó chính là trung thành bằng hành động thiết thực.

Hai là giáo d c t ư t ưở ng vì Nhân dân ph c v

Cũng trong bài viết Đạo đức cách mạng, bút danh Trần Lực, đăng trên tạp chí Học tập số 12 -1958, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nội hàm quan trọng của đạo đức cách mạng là: Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân của mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc” [4] . Thêm vào đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng liên quan đến nội dung của công tác tư tưởng là nhấn mạnh đến “xây dựng niềm tin của Nhân dân và tạo sự đồng thuận xã hội”. Bám sát nhiệm vụ này, công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay cần chú ý giáo dục việc xây dựng hình mẫu người cán bộ, công chức, viên chức mẫn cán, hết lòng phục vụ nhân dân.

Phải giáo dục người cán bộ, đảng viên ghi nhớ mình là công bộc của Nhân dân, được Nhân dân trao quyền để phục vụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:  “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đày tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính” [5] . Về vấn đề này, trong giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên cần lồng ghép vào nội dung bài giảng những bài học đắt giá về những trường hợp sách nhiễu, lộng quyền, vi phạm dân chủ… một mặt nhằm cảnh tỉnh, răn đe đội ngũ cán bộ, đảng viên ở địa phương, một mặt góp phần nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân và ý thức giữ gìn chuẩn mực của người cán bộ, đảng viên.

Phải làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ họ chính là chiếc cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Để chiếc cầu nối này càng vững chắc, cán bộ, đảng viên trước hết phải giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân, không quan liêu, xa rời quần chúng, nhất là quần chúng nhân dân nơi cư trú. Phải thật sự gần gũi, gắn bó với Nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của Nhân dân để kịp thời giải quyết hay phản ánh lại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đề giải quyết. Có như vậy mới nhận được tin yêu của dân và biến Nhân dân trở thành “hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai của cán bộ”, của Đảng và lôi kéo Nhân dân tạo nên thành trì vững chắc cho công cuộc bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, không còn khoảng trống cho các thế lực thù địch, phản động chống phá.

Ba là giáo dục bản lĩnh chính trị, nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Tinh thần hi sinh, xả thân, quên mình là phẩm chất chính trị đáng quý của người cộng sản. Cán bộ, đảng viên trẻ muốn làm nên sự khác biệt trong thời kỳ mới phải đề cao tinh thần “đảng viên đi trước”, dám dấn thân, cống hiến. Chính vì vậy, trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cần chú ý lan toả những tấm gương sáng về sự hi sinh, cống hiến trong thời kỳ đổi mới để nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực để  đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ phấn đấu.

Phải quán triệt đến học viên tinh thần của người cách mạng chân chính là không cho phép nhắm mắt làm ngơ trước những lệch lạc, sai trái mà phải đấu tranh đến cùng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể “Nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện bác. Thậm chí nghe những lời phản cách mạng cũng không báo cáo cho cấp trên biết. Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ” [6] . Nhất là trong lĩnh vực tư tưởng, cần giáo dục cán bộ, đảng viên ở các địa phương, đặc biệt là những người trẻ để xốc lại tinh thần đấu tranh cách mạng, biến mỗi cán bộ, đảng viên đều là chiến sĩ hoạt động tích cực trên mặt trận tư tưởng.

Để làm được điều này, cần định hướng họ xây dựng tư duy nhạy bén, vun bồi bản lĩnh chính trị có dũng khí đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng; có tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch.

Và để đấu tranh đạt kết quả cần nắm vững quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. Trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cần bám sát những nội dung trong Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới để quán triệt cho học viên. Phải làm cho đội ngũ này nhận thức được rằng, cán bộ, đảng viên, nhất là những người trẻ cần phải có tinh thần trách nhiệm trong chia sẻ nỗi lo của Đảng, làm tròn trách nhiệm với địa phương, đất nước với Nhân dân. Việc gì ích nước, lợi dân thì ra sức làm, việc gì gây nguy hại cho Đảng, đe doạ đến chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhân dân thì tuyệt đối tránh.

Bốn là giáo d c tinh th n t phê bình và phê bình

Tự phê bình và phê bình là là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng, phát triển đảng. Thế nên, việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay cần phải  quan tâm đặc biệt đến nội dung này. Với tinh thần trách nhiệm cao đối với Đảng, với sự nghiệp phát triển địa phương, đất nước và với đồng chí mình, cán bộ, đảng viên trẻ phải mạnh dạn thực hiện phê bình và tự phê bình, chân thành giúp đỡ đồng chí, đủ dũng cảm sửa chữa khuyết điểm, rèn luyện tác phong.

Như vậy, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên cần tự kiểm, tự soi bản thân mình để chủ động tìm ra và sửa chữa những khuyết điểm của mình. Tự phê bình phải đi vào thực chất chứ không làm chiếu lệ, hình thức. Mỗi cán bộ, đảng viên  phải nhận thức sâu sắc rằng, phê bình đồng chí mình trong cơ quan, đơn vị không chỉ là thực hiện nghĩa vụ của người đảng viên, mà còn là trách nhiệm với bản thân, với người khác và tổ chức. Tuy nhiên, việc phê bình phải trên nguyên tắc trung thực, thẳn thắn, khách quan và với tinh thần giúp đồng chí sửa chữa khuyết điểm, sai lầm để tiến bộ.

Bên cạnh đó, cần giáo dục cán bộ, đảng viên tinh thần dám đối diện, chấp nhận những lời phê bình với tinh thần cầu tiến, sẵn sàng sửa đổi. Cần dũng cảm trong phê bình và càng cần dũng cảm trong tiếp nhận sự phê bình từ đồng chí mình. Có như vậy thì công tác tự phê bình và phê bình mới thực sự có chất lượng.

3. Kết luận

Tóm tại, việc nghiên cứu, quán triệt, định hướng các nội dung nêu trên sẽ giúp đào tạo, huấn luyện, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu, thấm nhuần đạo đức cách mạng và có trách nhiệm cao trong công việc. Đây là đội ngũ tích trong xây dựng, phát triển địa phương, đất nước; tiền phong trên mặt trận bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trương Thị Điệp


[1] . Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, tr.190, HN, 2021.

[2] . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.9, tr.601.

[3] . Hồ Chí Minh: Toàn tập , t.11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.609

[4] . Hồ Chí Minh: Toàn tập , t.11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.603

[5] . Hồ Chí Minh: toàn tập , tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 513.

[6] . Hồ Chí Minh: toàn tập , tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.298.

Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng