Cao tốc Bắc Nam thay da đổi thịt, tạo đòn bẩy kinh tế cho miền Trung. Lộ trình di chuyển được rút ngắn đã thúc đẩy nhiều dự án mới hình thành, tạo đà cho kinh tế biển nói riêng và các ngành khác phát triển
Cao Tốc Bắc Nam – Dòng Chảy Sinh Khí Đánh Thức Tiềm Năng Đô Thị Biển
Cao tốc Bắc – Nam là huyết mạch đưa dòng chảy sinh khí đầy thịnh vượng và năng lượng đến khắp mọi miền tổ quốc. Công trình mang lại những tác động tích cực, trực tiếp tới nhiều địa phương có tuyến này đi qua, trong đó phải kể tới các tỉnh vùng biển miền Trung.
Với tổng chiều dài 2.063 km, con đường này như “xương sống” của đất Việt khi kéo dài từ cửa khẩu Hữu Nghị (Cao Lộc, Lạng Sơn) đến đường vành đai thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Tuyến này được đầu tư với số vốn khủng lên tới 229.829 tỷ đồng, quy mô từ 4 đến 10 làn xe.
Công trình nắm giữ vai trò quan trọng khi kết nối Trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TPHCM. Cao tốc đi qua địa phận 32 tỉnh, thành phố và tác động trực tiếp tới 62,1% dân số. Sau khi hoạt động, tuyến đường này sẽ đóng góp 65,7% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển (loại I, II), 75% các khu kinh tế.
Đặc biệt, “hữu xạ tự nhiên hương”, các tỉnh miền Trung sẽ có thêm khoảng 700 km đường cao tốc. Đoạn đường này trở thành tuyến hạ tầng động lực, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội khu vực miền Trung.
Điều này góp phần “đánh thức” tiềm năng đô thị biển miền Trung đầy hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội đầu tư.
Cao Tốc Bắc Nam Tô Màu Tươi Sắc Cho Diện Mạo Đô Thị Biển Miền Trung
Có thể thấy, cao tốc Bắc – Nam nắm giữ vai trò là hành lang xương sống của cả quốc gia. Việc đầu tư hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam sẽ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu.
Đặc biệt, 14 tỉnh miền Trung – nơi cao tốc đi qua sẽ được hưởng lợi thế hơn cả. Công trình còn rút ngắn thời gian di chuyển, tạo đà thúc đẩy du khách bốn phương ghé thăm miền Trung, khám phá và thưởng ngoạn.
Hiện tạo cao tốc QL45 – Nghi Sơn và Nghi Sơn – Diễn Châu đã thông xe. Nhờ thế, lộ trình di chuyển từ HN – Nghệ An chỉ còn 4.5h, đến Cửa Lò chỉ sau 3h30p.
Mặt khác, sau khi các phần còn lại của cao tốc Bắc – Nam hoàn thiện, tuyến này sẽ kết nối đồng bộ mạng lưới sân bay tại miền Trung với nhau, bao gồm sân bay Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Phú Bài (Huế), Đồng Hới (Quảng Bình), Cam Ranh (Khánh Hòa), Vinh (Nghệ An)…cùng các sân bay khác như Thành Sơn (Ninh Thuận), sân bay Quảng Trị, sân bay Hà Tĩnh.
Như vậy việc kết nối đô thị biển miền Trung với đa điểm và ngược lại thêm thuận tiện nhờ sự có mặt của cao tốc Bắc – Nam. Từ đây, các hoạt động giao thương, du lịch được đẩy mạnh sẽ tạo đà để thay đổi sắc diện cho các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế,…
Đáp lại sự hỗ trợ mạnh mẽ từ bên ngoài, các tỉnh ven biển miền Trung đã có sẵn lợi thế lớn về tài nguyên biển. Điển hình về du lịch phải kể đến các bãi tắm đẹp như mộng của Nghệ An như Cửa Lò, Diễn Thành, Quỳnh. Tại Hà Tĩnh, du khách cũng thêm mê đắm khi có dịp dừng chân tại bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải.
Trong khi đó, các điểm đến như Nhật Lệ, Hải Ninh (Quảng Bình); Cửa Việt, Cửa Tùng (Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế); … cũng gây sức hút lớn với khách du lịch thập phương nhờ vẻ đẹp nguyên sơ đầy quyến rũ được mẹ thiên nhiên ban tặng.
Chưa hết, sự có mặt của cảng biển nước sâu cửa Lò quy mô hơn 3.300 tỷ, việc mở rộng sân bay Vinh với số vốn 230 tỷ đồng sẽ giải quyết tình trạng quá tải vào giờ cao điểm, phục vụ lượng khách tới với Nghệ An và các tỉnh miền Trung hiệu quả hơn.
Có thể thấy, trong tương lai gần, diện mạo đô thị biển miền Trung sẽ rực rỡ, đầy sức hút hơn nữa nhờ lợi thế lớn sẵn có cùng sự tương hỗ đáng nể từ dòng chảy tài lộc mà cao tốc Bắc – Nam mang lại.
Tóm lại sự có mặt của tuyến cao tốc Bắc – Nam đã mang lại làn gió mới giúp tiềm năng cho đô thị biển miền Trung được đánh thức, mang lại lợi nhuận lớn cho 14 tỉnh.
Nhiều dự án bất động sản công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng tại đây đang lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư thức thời.