Nhận biết các loại biển báo cấm dừng - cấm đỗ xe
Biển báo cấm dừng và đỗ xe
Theo Quy chuẩn của kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT. Biển báo cấm dừng và đỗ xe thuộc nhóm biển báo cấm có số hiệu P.130, được đặt tại các địa điểm cấm các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe.
Biển cấm dừng đỗ P.130.
Đặc điểm nhận biết, biển báo cấm dừng đỗ có dạng hình tròn, nền màu xanh dương, viền biển báo được sơn màu đỏ, được chia thành 04 phần bởi 02 vạch kẻ chéo màu đỏ.
Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!
Ý nghĩa: Biển báo cấm dừng và đỗ xe có hiệu lực với tất cả các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe tại điểm có đặt biển báo, trừ các phương tiện được ưu tiên như: xe cứu hỏa, xe cứu thương,… làm nhiệm vụ (Điều 22 Luật Giao thông đường bộ).
Có thể bạn quan tâm:
- Những lỗi dừng, đỗ xe tài xế thường mắc phải
- Dừng, đỗ xe trước cổng bệnh viện, trường học, ngân hàng có bị phạt không?
Biển báo cấm đỗ xe
Theo tin tức pháp luật ô tô, theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 03 loại biển báo con là biển báo 131a, 131b, 131c.
Đặc điểm nhận biết của 3 loại biển này là đều có dạng hình tròn với nền màu xanh dương, có viền đỏ và được chia làm hai phần bằng 01 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 01 vạch trắng, biển báo P.131c có thêm 02 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới.
Ý nghĩa của các loại báo cấm đỗ xe:
-
Ý nghĩa biển cấm đỗ xe P.131a: Nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp đặt biển báo này, ngoại trừ phương tiện ưu tiên kể trên.
-
Ý nghĩa của biến cấm đỗ xe P.131b là cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ.
-
Ý nghĩa biển cấm P.131c nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, trừ các phương tiện được ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn.
11 vị trí cấm dừng đỗ xe dù không có biển cấm
Tại Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, đã quy định chi tiết về 11 vị trí mà người điều khiển phương tiện không được dừng, đỗ xe, bao gồm:
1. Bên trái đường một chiều.
2. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.
3. Trên cầu, gầm cầu vượt.
4. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
5. Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
6. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau.
7. Nơi dừng của xe buýt.
8. Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
9. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.
10. Trong phạm vi an toàn của đường sắt.
11. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Tại 11 vị trí trên, dù không có biển báo cấm dừng đỗ xe, thì người điều khiển phương tiện cũng không được phép dừng, đỗ xe. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Phương tiện | Hành vi | Mức phạt |
Ô tô |
Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe. (Điểm h khoản 2 Điều 5) |
400.000 - 600.000 đồng |
Đỗ xe nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe. (Điểm e khoản 3 Điều 5) |
800.000 - 01 triệu đồng | |
Xe máy |
- Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe; - Đỗ xe tại nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe. (Điểm h khoản 2 Điều 6) |
200.000 - 300.000 đồng |
Kết luận: Trên đây là những kiến thức pháp luật giúp người tham gia giao thông phân biệt được các loại biển báo về cấm dừng, đỗ xe cũng như mức phạt khi vi phạm các lỗi trên.
(Nguồn ảnh: Internet)