TNV - Khoẻ mạnh, trường thọ là mơ ước ngàn đời của con người và ngày nay nhờ tiến bộ khoa học, ước mơ trên đã và đang trở thành hiện thực, một số tiến bộ dưới đây được xem là động lực thúc đẩy giấc mơ này trên trở thành hiện thực.
1. Cấy ghép đầu
Não con người được xem là hệ thống tự miễn (autoimmune). Điều này có nghĩa là cơ thể chúng ta sẽ không từ bỏ não như đối với các bộ phận khác khi cấy ghép không tương thích như ghép gan hay ghép thận. Đơn giản, đây không phải cấy ghép não mà là thay toàn bộ đầu và cũng có thể hiểu là ghép toàn bộ cơ thể. Điều quan nhất ở đây là phải gắn kết hệ thống thần kinh sao cho phù hợp để không xảy ra hiện tượng liệt tứ chi.
Dự án ghép đầu đã được thử nghiệm thành công ở những loại động vật nhỏ. Ví dụ, năm 2001, tiến sĩ Robert White người Mỹ đã cấy ghép thành công đầu cho một khỉ vào một cơ thể khác, con vật đã sống được một thời gian, có thị giác, thính giác, thị lực và kêu được như con khỉ bình thường và được xem là bước tiến mới trong trong y học kéo dài cuộc sống cho con người.
2. Đưa cơ thể sống trong trạng thái ngủ đông
Một trong những bí quyết để cứu mạng sống của con người là thời gian. Ví dụ, khi bị thương tại chiến trường hoặc khi tai nạn đột xuất nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ bị tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong là rất cao. Y học gọi đây là "giờ vàng" và để kéo dài giờ vàng này người ta đã nghĩ ra giải pháp "chờ" hay "dự phòng", giống như trong thiết bị điện tử.
Để trả lời câu hỏi trên, Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và Viện nghiên cứu lâm sàng A & M Texas Mỹ gần đây đã đã hợp tác để tìm ra câu trả lời cho "giờ vàng" nói trên, thông qua dự án thử nghiệm trên sóc, loài gậm nhấm có cơ thể giống như chuột, khi bị thương người ta cho sóc "ngủ đông" để kéo dài thời gian chờ được cứu chữa. Đây là một dự án khá mới mẻ và hy vọng sẽ cứu được nhiều mạng người trong bối cảnh bị thương hay gặp tai nạn đột xuất.
3. Ra đời bộ phận nhân tạo
Tương lai các bộ phân trong cơ thể con người sẽ là những bộ phận "cây nhà lá vườn" nghĩa là con người có thể sản xuất đủ các bộ phận này dùng cho việc cấy ghép, thậm chí người ta có thể sản xuất được cả "người tình" dạng rô bốt giống như bằng xương bằng thịt. Năm 1982 một bệnh nhân tên là Barney Clark đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tim nhân tạo do bác sĩ Robert Jarvik chế tạo, sống thêm 100 ngày.
Nhờ công nghệ tim nhân tạo, khoa học đã sản xuất thành công trái tim nhân tạo hoàn toàn (TAH), thay cho hai ngăn tâm thất phía dưới của tim, giúp người bệnh có thể sống được nhiều năm và hiện nay đang được chế tạo hàng loạt.
4. Cấy ghép một phần não bộ
Những gì thuộc về não bộ là rất phức tạp nên con người chưa hiểu hết, tuy nhiên việc cấy ghép một phần não bộ đang là đề tài "hot" được khoa học quan tâm. Năm 1982, tiến sĩ Dorothy Krieger, người Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu trên chuột và phát hiện thấy khả năng cấy ghép một phần não bộ là hoàn toàn mang tính khả thi. Trong nghiên cứu của mình, Krieger đã thí nghiệm 2 loài chuột, một bình thường và loại chuột kia thiếu hẳn một loại hormone có tên LHRH (Luteinizing hormone releasing hormone). Krieger đã loại bỏ vùng này có trong não, có kích thước bằng đầu một que diêm và cấy thành công vào não cho con chuột bình thường. Kết quả cấy ghép thành công, con chuột được cấy ghép LHRH phát triển bình thường và bắt đầu sản xuất ra hormone LHRH.
Vấn đề nan giải của công nghệ nói trên là lập được bản đồ và biết được chính xác vùng não cần cấy ghép. Gần đây, khoa học đã thực hiện thành công trên gà, cấy ghép não giúp nó làm thay đổi tiếng gáy. Các nhà khoa học gọi đây là kỹ thuật gieo mầm não, giúp não phát triển tốt và khắc phục những căn bệnh sa sút trí trí tuệ và giúp con người sống lâu, minh mẫn.
5. Chống lão hoá bằng Enzyme
Nghiên cứu nhiều về lão hoá, khoa học phát hiện thấy rằng quá trình này cần được điều trị giống như một loại bệnh đích thực. Theo quan điểm trên thì lão hoá không đơn thuần là quy luật tự nhiên như giả định mà nó là một quá trình tấn công lại cơ thể. Các hiệu ứng gây lão hoá thường bắt đầu từ các enzyme đặc trưng. Theo đó, nếu các enzyme này được chỉnh sửa, phục hồi các chức năng nguyên thuỷ, nó sẽ hạn chế hoặc làm chậm quá trình lão hoá. Vì vậy người ta xem enzyme đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chống lão hoá. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra 2 loại enzyme là SIRT3 và SIRT4 đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia ty thể của tế bào, nếu các tế bào mất những khả năng phân chia và tái sinh sẽ làm cho cơ thể chóng già, vì vậy người ta gọi 2 enzyme này là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
Để kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ của con người, hiện nay các nhà khoa học đang tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất cũng như chức năng của chúng trong cơ thể. Nói cụ thể hơn, kéo dài tuổi thọ cho 2 enzyme này bằng cách tạo ra những loại thuốc để giúp chúng khoẻ mạnh và làm việc tốt. Đây cũng là đề tài được trao giải Nobel y học, theo nghiên cứu này thì enzyme được ví như đầu tận dây giầy, không để nó tở ra, ngắn lại thì sức khoẻ và tuổi thọ con người mới có thể được duy trì và kéo dài
6. Tạo giao diện não người và máy tính
Giao diện não-máy tính là sự liên kết trực tiếp giữa một máy bên ngoài và một quá trình thần kinh trong não hoặc với các đầu tận dây thần kinh. Cụ thể hơn, giao diện não-máy tính có thể tương tác với một chức năng thần kinh hiện có để phục hồi lại khả năng nhận thức và các chức năng có liên quan.
Nếu các tiếp hợp trong não làm việc không đồng bộ và nhịp nhàng thì giao diện này (Brain-Computer Interface) sẽ phát huy tác dụng giúp não phục hồi các chức năng vốn có. Hiện tại các nhà khoa học đang tiến gần đến tới khả năng phục hồi các chức năng cho não, trong đó có sự hỗ trợ đặc biệt của các giao diện não-máy tính, để nó đảm nhận sửa chữa các sự cố của não, đồng thời làm tăng cường chức năng hiện có cho não, giúp con người khoẻ mạnh, minh mẫn và trường thọ.
7. Neuroprosthesis
Neuroprosthesis thuật ngữ y học nói về những cấy ghép thực hiện trên một dây thần kinh hoặc hệ thần kinh trung ương để giúp con người cử động được sau khi bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Chức năng động cơ của cơ thể sẽ phản ứng với các kích thích từ bên ngoài hoặc không mang tính tự nhiên để tái vận động trở lại.
Neuroprosthesis không chỉ giúp cho thương binh nặng bị mất chân tay có thể cử động được mà nó còn thay cho các bộ phận khác của cơ thể nhất là những bộ phận bị chấn thương, cho phép những bộ phận này hoạt động đồng bộ với não bộ, vì vậy Neuroprosthesis được xem là tiến bộ mang tính điểm nhấn trong lĩnh vực y học, giúp con người ta khắc phục được sự bất lực, hoạt động trở lại giống như khi khoẻ mạnh.
Khắc Nam (Theo Liveboldandbloom)