TNV - "Giấc mộng" cụm từ rất quen thuộc với một vài quốc gia lớn trên thế giới. Từ lâu, Mỹ được mặc định là cường quốc hàng đầu thế giới từ kinh tế, quốc phòng, vị thế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc...để “giấc mộng” ấy vẫn luôn là "giấc mộng", các đời Tổng thống Mỹ đều thực hiện chiến lược cạnh tranh với các nước có nền kinh tế xấp xỉ 65% so với kinh tế Mỹ, trước đây là Liên Xô (Nga), Nhật Bản, hiện tại Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là bài học nhãn tiền trong cạnh tranh, hiện thực hóa chiến lược "giấc mộng - đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại", "nước Mỹ là số 1".
Trung Quốc, một trong hai nền kinh tế lớn của thế giới đang từng bước hiện thực hóa "giấc mộng Trung Hoa" bằng các chiến lược rất dễ nhận thấy "Một vành đai và con đường", "con đường tơ lụa trên biển", "độc chiếm biển đông", sự hiện diện của Trung Quốc ở các khu vực trọng yếu trên thế giới...
Cuộc cạnh tranh nước lớn suy cho cùng nhằm hiện thực hóa "giấc mộng" của mình cho dù phải dùng "trăm phương, ngàn kế", "nứt đầu, mẻ trán", thậm chí là tiêu diệt lẫn nhau bằng các cuộc chiến tranh tàn nhẫn trong lịch sử như Mỹ từng ném hai quả bom nguyên tử vào nước Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Cách đây không lâu, Bộ quốc phòng Việt Nam công bố "sách trắng quốc phòng" năm 2020 với phương châm nhất quán "bốn không" (Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ VN để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) cho thấy một Việt Nam yêu chuộng hoà bình như thế nào, Việt Nam không có "giấc mộng" vĩ đại nào ngoài mong muốn "độc lập - thống nhất - dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng và văn minh" theo định hướng XHCN.
Nhưng, Việt Nam có một giấc mộng thể thao, "giấc mộng vàng 60 năm" tại đấu trường bóng đá khu vực các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chính "giấc mộng vàng" mà trong suốt 60 năm qua nền bóng đá Việt Nam không ngừng xây dựng, trưởng thành và phát triển.
Đại hội thể thao các nước Đông Nam Á ra đời từ năm 1959, từ năm 1959 đến 1989 Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc của đế quốc Mỹ, tập đoàn diệt chủng Khmer đỏ và quân xâm lược Trung Quốc làm cho nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng tinh thần "khỏe để bảo vệ Tổ quốc" luôn được các thế hệ người Việt Nam phấn đấu không ngừng. Dù trải qua muôn vàn khó khăn từ kinh tế - chính trị - văn hóa nhưng nền bóng đá Việt Nam được duy trì, phát triển.
Tròn 60 năm đại hội thể thao các quốc gia Đông Nam Á (SEA GAMES), nền bóng đá Việt Nam đã có 9 lần lọt vào bán kết, chung kết một con số khá khiêm tốn, "giấc mộng vàng" vẫn chưa được hiện thực, khao khát một tấm huy chương vàng cho nền bóng đá nước nhà là rất chính đáng trước hàng triệu trái tim người hâm mộ.
Với sáu trận đấu, năm thắng, một hoà từ vòng loại cho đến bán kết tại Sea games 30, đội quân thầy Park Hang Seo đang khẳng định được sức mạnh nền bóng đá khu vực bằng việc loại đương kim vô địch bóng đá Thái Lan và tiếp tục tranh huy chương vàng trước đội tuyển bóng đá Indonesia trong một vài ngày tới.
"Giấc mộng vàng 60 năm" đang đến gần, giấc mộng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, ngoài tài cầm quân của HLV, tinh thần đoàn kết, đảm bảo đấu pháp, kỹ năng cá nhân còn may mắn, ở trọng tài bắt chính. Các trận đấu ở vòng loại đã chứng minh một điều hiển nhiên, Việt Nam thắng dễ dàng một vài đối thủ mạnh nhưng lại toát mồ hôi trước Singapore đang chót bảng, những giây phút kịch tính với đội tuyển láng giềng Campuchia đã minh chứng cho điều ấy.
Nhưng, qua những gì đội tuyển bóng đá Việt Nam thể hiện một vài năm gần đây dưới thời cầm quân của HLV người Hàn Quốc Park Hang Seo, những người yêu bóng đá Việt Nam nói riêng, những người yêu nền thế thao nước nhà nói chung luôn có niềm tin, tin ở chiến thắng, tin ở thành công.
Hãy tiến lên hỡi “những chiến binh sao vàng”
Nguyễn Ngọc