TNV - Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. Thực tiễn cho thấy, gia đình có hòa thuận, hạnh phúc thì xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững, bởi lẽ, gia đình chính là tế bào của xã hội. Vì vậy, việc chung tay xây dựng hạnh phúc gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, có thể kể đến một số giải pháp có ý nghĩa đến từ gia đình bà Ngô Thị Cẩm Loanngụ tại 342/12 Rừng Sát, huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh).
Theo bà Ngô Thị Cẩm Loan, để xây dựng được gia đình hạnh phúc, yêu thương nhau, trước tiên các thành viên trong gia đình cần nghiên cứukỹ Luật “Phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2022. Trong đó, có quy định rõ các hành vi bạo lực gia đình rất rộng và chi tiết,đơn cử như sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác...
Gia đình bà Ngô Thị Cẩm Loanvà ông Nguyễn Quốc Đoàn dự đám cưới em gái.
Bà Ngô Thị Cẩm Loansinh năm 1988 tại huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Sau thời gian học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Loan đến làm việc tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh (quận 7) thì được gặp gỡ, gắn kếtvà xây dựng mối lương duyên chồng vợ với ông Nguyễn Quốc Đoàn và được mọi người hay ví von là cặp vợ chồng “3 cùng”: cùng cơ quan,cùng tuổi và cùng quê.
Sau 03 năm kết hôn, gia đình bà Loan có được tài sản đầu tay là ngôi nhà nhỏ tại ấp Bình An, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) với sự hỗ trợ, giúp sức từ gia đình nội, ngoại hai bên.Hiện bà Loan và ông Đoàn có với nhau 2 người con, cháu trai lớn và cháu gái út.
Tuy sinh sống tại Cần Giờ nhưng gia đình bà Loan vẫn duy trì sinh hoạt cùng gia đình nội, ngoại ở Gò Công Đông đều đặn vào những ngày cuối tuần, lễ, tết, hoặc các sự kiện chung của gia đình, dòng tộc.
Bà Loan chia sẻ, do gia đình nội, ngoại cũng khá nhiều con, cháu nên khi mới về làm dâu, bà còn khá bỡ ngỡ, lúng túng, nhưng với sự yêu thương của cha, mẹ chồng, bà Loan đã nhanh chóng xóa đi khoảng cách và sớm trở nên gắn bó thân thiết với gia đình chồng như là gia đình cha, mẹ ruột của bà.
Các thành viên trong gia đình bà Ngô Thị Cẩm Loanvà ông Nguyễn Quốc Đoàn tham gia sinh hoạt tập thể với cơ quan công tác.
Ngoài ra, bà Loan cho biết, từ ngày lập gia đình đến nay, bản thân vẫn được thường xuyên về nhà cha, mẹ đẻ để thăm nom, chăm sóc, không quá khắt khe như nhận định của người xưa “lấy chồng là phải xác định theo chồng, học lề thói nhà chồng và làm hài lòng người thân nhà chồng”.
“Tôi cảm thất thật may mắn khi sống trong sự yêu thương của cả gia đình hai bên và niềm vui nối tiếp niềm vui khi tôi lần lược sinh được 01 hoàng tử và 01 công chúa thật kháu khỉnh, mạnh giỏi”, bà Loan hạnh phúc chia sẻ.
Vì lo lắng cho hai vợ chồng bà Loan còn trẻ, phải đi xa lập nghiệp, không đủ thời gian chăm sóc con cái nên ông bà ngoại đã đề nghị giữ hộ đứa cháu trai đầu lòng và hết mực yêu thương, chăm lo cho cháu từ khi mới chào đời cho đến nay cháu đã chuẩn bị vào lớp một.
Và may mắn thay, khi bà Loan sinh thêm bé gái, ông bà nội cũng thu xếp thời gian lên nhàbà Loan ở Cần Giờđể chăm sóc cháu nội, đưa đón cháu đi học để vợ chồng bà an tâm làm việc, phát triển bản thân và gia đình.
Bà Loan tâm sự: “Ngoài sự may mắn được nội ngoại hai bên chăm lo, tôi thật hạnh phúc vì chồng lúc nào cũng yêu thương, chăm sóc tôi, các con, cùng gia đình. Đặc biệt,những lúc tôi mang bầu, chồng tôi đã đỡ đần hết mọi việc trong nhà và quan tâm chăm sóc tôi từng ly từng tí, từ ly sữa nóng mỗi khi thức dậy, cho đến những món ăn bồi bổ sức khỏe, động viên, chia sẻ, giúp tôi vượt qua mọi sự mệt mỏi trong quá trình mang thai và sinh nở”.
Đặc biệt, bí quyết để gia đình bà Loan luôn cảm thấy hạnh phúc chính là vợ chồng luôn biết nhường nhịn lẫn nhau. “ Chồng tôi luôn dành mọi điều kiện tốt nhất cho tôi và các con, mỗi khi tôi mệt mỏi, cáu gắt với chồng thì chồng tôi vẫn im lặng và hôm sau mới nhẹ nhàng trao đổi lại câu chuyện để tôi hiểu rõ hơn...”, bà Loan bộc bạch.
Đến nay, dù bộn bề công việc, mưu sinh cơm áo, nhưng các thành viên trong gia đình hai bên của bà Loan vẫn duy trì được sự yêu thương, quan tâm đến với nhau thông qua group zalo gia đình, thường xuyên họp mặt đông đủ đại gia đình nhân các ngày nghỉ, lễ, tết, để kể nhau nghe những chuyện vui buồn, chia sẻ và động viên nhau cùng vượt qua những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống...
Bà Loan chia sẻ: “Cứ mỗi lần vợ chồng tôiquay trở lại Thành phố sau những chuyến về quê thì trên xe đều đầy ắp những những món quà quê,tuy bình dị nhưng thật ấm áp và ngọt ngào hương vị yêu thương”.
Bà Loan đề xuất, để thực hiện việc “phòng, chống bạo lực gia đình” có hiệu quả,trước hết phải xây dựng gia đình hạnh phúc, nhất là mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm với nhau, biết quan tâm, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Người lớn luôn làm gương cho trẻ nhỏ; trẻ nhỏ thì luôn kính trọng, lễ phép, quan tâm đến người lớn; các thành viên trong gia đình biết quý trọng lẫn nhau; vợ chồng sống hòa thuận, yêu thương, chia sẻ, chung thủy với nhau; mỗi thành viên trong gia đình luôn nêu cao tinh thần xây dựng, góp ý để cùng nhau tiến bộ. Rõ ràng, nếu mỗi người dân trong xã hội đều thực hiện tốt các mối quan hệ, “đúng vai, thuộc bài” như trênthì bạo lực gia đình sẽ không bao giờxảy ra.
Lê Thanh