Giải pháp khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên hệ sư phạm, học viện chính trị hiện nay

Chủ nhật, 01/09/2024 - 19:44

Tóm tắt: Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội cũng như Quân đội vững mạnh về chính trị là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu. Trong Quân đội, các môn khoa học xã hội nhân văn trực tiếp góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho người quân nhân. Do đó, khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của Học viên Hệ Sư phạm (Học viên đào tạo giảng viên Khoa học xã hội và nhân văn) ở Học viện Chính trị hiện nay là rất cần thiết.

Phần mở đầu

Học viện Chính trị là cái nôi của Quân đội về nghiên cứu và giảng dạy lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, việc đào tạo giảng viên Khoa học xã hội và nhân văn là một trong số những nhiệm vụ quan trọng đó. Góp phần củng cố sức chiến đấu cũng như năng lực nghiên cứu lý luận trong Quân đội nói chung và Học viện Chính trị nói riêng. Tuy nhiên, gần đây, xu hướng coi nhẹ việc nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của Học viên Hệ Sư phạm đang bộc lộ rõ. Hiện tượng lười nghiên cứu diễn ra ở một số bộ phận học viên. Đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm khắc phục tình trạng trên tuy nhiên chưa thực sự mang lại hiệu quả, sát với thực tiễn đang diễn ra. Trước tình hình đó cũng đặt ta yêu cầu cần thiết phải đánh giá thực trạng khắc phục tình trạng và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Nội dung

Tài liệu học tập là những học liệu dùng cho quá trình học tập, nhằm mục tiêu lĩnh hội tri thức một cách nhanh và đầy đủ nhất. Ngoài ra, tác phẩm kinh điển là sản phẩm trí tuệ mẫu mực, tiêu biểu về nội dung và hình thức, được cá nhân hay tập thể sáng tạo ra, chứa đựng những quan niệm được nhiều người thừa nhận, tồn tại dưới một hình thức nhất định và tương đối bền vững với thời gian.

Đối với đối tượng học viên đào tạo giảng viên Khoa học xã hội và nhân văn tại Học viện Chính trị thì hoạt động nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển có vài trò rất quan trọng. Giúp cho người học nắm chắc được nội dung học tập, mở rộng tri thức cũng như củng cố kiến thức đã được giảng dạy. Ngoài ra còn giúp người học biết cách lựa chọn vấn đề trong các tác phẩm kinh điển để nghiên cứu và nắm thực chất nội dung tri thức gốc từ kinh điển. Bên cạnh đó giúp học viên khám phá, khai thác được nội dung tri thức có chiều sâu chuyên ngành. Đánh giá giá trị (giá trị lịch sử, giá trị hiện thời của tri trức trong các tác phẩm kinh điển …) theo yêu cầu của giáo dục và đào tạo đã xác định. Và biết cách vận dụng tri thức trong các tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin vào làm sâu sắc tri thức đang học và vào thực tiễn vận động mới hiện nay.

Tuy nhiên, khi lười nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển có thể dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng, làm giảm khả năng phát triển toàn diện của học viên nhất là về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy, phân tích và sáng tạo của họ. Học viên không tích cực nghiên cứu, kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong các môn học chuyên ngành KHXH&NV thì nhũng tác phẩm kinh điển là những cuốn sách gối đấu giường; là những nội dung khó yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng và tư duy phức tạp. Điều này có thể dẫn đến việc học viên gặp khó khăn trong học tập và nghiên cứu khoa học. Từ đó thiếu sự hiểu biết sâu sắc sẽ làm hạn chế khả năng phát triển nghề nghiệp của học viên sau này, nhất là đối với nghề nhà giáo đòi hỏi về mức độ hiểu biết và độ sâu của kiến thức.

Hiện nay, việc khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển của học viên Hệ Sư phạm tại Học viện Chính trị đã mang lại nhiều ưu điểm rõ rệt và có tác động tích cực đến cả chất lượng học tập lẫn nhận thức của học viên. Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, chỉ huy các cấp, các Khoa giáo viên đặc biệt quan tâm tới công tác đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong đó có hoạt động nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển của học viên. Đa số các học viên đã quán triệt nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của việc nghiên cứu tài liêu, tác phẩm kinh điển. Hầu hết học viên đã chủ động trong hoạt động nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển và có phương pháp hiệu quả.

Để đạt được kết quả trên, các chủ thể đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển đối với Học viên Hệ sư phạm cũng như ý nghĩa của khắc phục tình trạng lười nghiên cứu trong một bộ phận học viên. Ngoài ra, Đảng ủy, chỉ huy Hệ Sư phạm đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các văn bản của trên về hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học viên, trong đó có hoạt động nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển. Bên cạnh đó, môi trường học tập, cơ sở vật chất tại Học viện đã đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển. Ngoài ra, ý thức, trách nhiệm và phương pháp trong nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên ngày được nâng cao. Đây là những nguyên nhân chủ yếu những điểm mạnh trong khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển của học viên Hệ Sư phạm

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khắc phục tình trạng trên vẫn còn nội dung hạn chế. Một bộ phận học viên chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển. Do đó chưa trở thành động lực bên trong và chưa trở thành nhu cầu tự thân nên một bộ phận học viên còn thiêú tự giác, tích cực, chủ động và chưa thực sự tập trung trí tuệ, sức lực cũng như tận dụn thời gian cho họa động này. Ngoài ra do phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển còn hạn chế, hiệu quả đạt được chưa cao nên một bộ phận nận thức đọc tác phẩm kinh điển là khó. Từ đó có suy nghĩ lười, ngại và không hứng thú với việc nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển. Có nột bộ phận học viên ít dành thời gian vào nghiên cứu hoặc việc nghiên cứu có sự chuyển biến nhưng mang tính chất thời vụ.

Hạn chế trên xuất phát từ việc một số học viên chưa quán triệt, nhận thức sâu sắc về hoạt động trên. Ngoài ra do chương trình môn học có cường độ cao, thời gian ngắn đã ảnh hưởng tới việc nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển. Một số yêu cầu, nội dung nghiên cứu tài liệu và trong tác phẩm kinh điển chưa thực sự nổi bật nên chưa cuốn chút được học viên chủ động tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, do sự tác động tiêu cực từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số mà ở đây là phương pháp tiếp cận tài liệu đọc đã làm cho học viên có sự ỷ lại vào công cụ tra cứu, không tìm hiểu sâu mà sẵn sàng trích dẫn nhưng không quan tâm xem nguồn có đúng hay không.

Từ thực trạng trên, để khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên Hệ Sự phạm cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau.

Một là, Học viên phải có lòng đam mê, niềm tin khoa học và mục tiêu cụ thể. Để khắc phục tình trạng trên phải tạo ra ở mọi học viên có lòng đam mê. Xuất phát từ đó học viên mới có trình độ tự giác cao và coi việc nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển không chỉ là nhiệm vụ mà còn là nhu câu của bản thân. Ngoài ra học viên phải có niềm tin khoa học thì mới đạt được mục tiêu và yêu cầu trong quá trình học tập nói chung và nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển nói riêng trong quá trình công tác tại Học viện. Bên cạnh đó học viên phải đề ra mục tiêu mình cần tìm hiểu về nội dung gì liên quan đến bài học, nội dung học tập, những vấn đề mà giảng viên định hướng mà mình cần phải tìm hiểu hay những nội dung mở rộng. Có như vậy mới giúp học viên tập trung vào học tập, tìm tòi, đọc tài liệu và giảm bớt sự phân tán vào những công việc không liên quan.

Hai là, phải có phương pháp nghiên cứu tốt. Yêu cầu về phương pháp nghiên cứu tốt, có kết quat cao nhất là việc làm và nội dung không thể thiếu đối với người học. Việc lựa chọn phương pháp đọc, nghiên cứu tốt, để đạt chất lượng cần phải xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ khoa học theo từng chuyên ngành hay mục đích, yêu cầu của chủ đề nghiên cứu, học tập. Đối với việc nghiên cứu tài liệu cần phải có sự tập trung cao độ, biết vận dụng kiến thức liên ngành vào trong quá trình đó. Hiện nay, Học viện đang yêu cầu vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong dạy và học, do đó đòi hỏi người học viên trở thành trung tâm của việc nghiên cứu tài liêu, tác phẩm kinh điển. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng, chỉ đạo cho học viên tự nghiên cứu và kiểm tra hoạt động đó. Do đó đòi hỏi người học viên phải có phương pháp nghiên cứu tốt.

Ba là, Phải quán triệt nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Phép biên chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó được xem là lý luận nhận thức khoa học và được nghiên cứu rộng rãi. Do đó, đây là yêu cầu quan trọng khi nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển. Việc quán triệt các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển của phép biện chứng duy vật trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển giúp cho người học viên hiểu rõ, sâu sắc, nắm chắc nội dung, bản chất của tài liệu, tác phẩm kinh điển.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, để khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của Học viên Hệ Sư phạm cần tập trung vào các giải pháp sau:

Một là, Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên Hệ Sư phạm.

Đối với Khoa Giáo viên, phải quán triệt đầy đủ đường lối của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Đảng ủy và Thủ trưởng của Học viện về nhiệm vụ, mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo học viên đào tạo giảng viên hiện nay. Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới quá trình đào tạo tại Học viện. Cần đặc biệt đối với các chủ đề bổ trợ giới thiệu tác phẩm cần chú trọng định hướng nội dung nghiên cứu, hướng và phương pháp nghiên cứu để học viên phát huy tính chủ động. Xây dựng định mức trích dẫn tác phẩm kinh điển trong nội dung bài giảng Bên cạnh đó phải tiến hành biên soạn các tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu tác phẩm kinh điển như: Hướng dẫn đọc tác phẩm, Những câu trích kinh điển,.. mà có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành đó.

Đội ngũ giảng viên cần phải căn cứ vào nôi dung, chuyên đề giảng dạy và trình độ của người học để xác định đúng đắn cách thức, phương pháp và nội dung cần thiết trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển vì nội dung của chúng đề cập tới nhiều lĩnh vực, nội dung khác nhau. Tổ chức cho học viên làm thu hoạch sau khi giới thiệu tác phẩm, ưu tiên sử dụng phương pháp viết thay vì đánh máy.

Đối với cấp uỷ, chỉ huy Hệ Sư phạm cần phải nắm vững và quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quân đội về giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới; nghị quyết 1657 của QUTW để xác định phương hướng, nội dung, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ học tập, rèn luyện và nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển, từng khoá học viên của hệ. Cụ thể hóa hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên vào nghị quyết của đảng ủy Hệ, tổ chức quán triệt và đưa nghị quyết vào thực tiễn; thông qua triển khai nhiệm vụ, tuyên truyền, giáo dục, nêu gương cho mọi học viên trong hệ xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm học tập và rèn luyện, tạo chuyển biến tích cực hoạt động nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển của học viên. Đồng thời xác định, đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển là một nội dung đánh giá tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ của học viên.

Hai là, Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của học viên trong khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển.

Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với việc khắc phục tình trạng trên. Bởi vì lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên mô tả trạng thái mà ở đó học viên cảm thấy thiếu động lực, chán nản, hoặc không sẵn sàng bỏ ra sự cố gắng cần thiết để tìm hiểu, phân tích và hiểu sâu về các tài liệu, tác phẩm kinh điển.

Trước hết, phải đặt ra yêu cầu cao trong nghiên cứu tài liệu tác phẩm kinh điển đối với học viên Hệ Sư phạm. Bởi vì, trong mọi hoạt động của con người nói chung, khi đứng trước những tình huống có vấn đề, những nhiệm vụ nảy sinh thì ta cần phải đặt ra những yêu cầu để giải quyết vấn đề. Giải quyết tốt những yêu cầu sẽ góp phần thể hiện ra năng lực và khẳng định trình độ của bản thân.

Bên cạnh đó, mỗi học viên cần phải tự rèn luyện cho mình phương pháp tiếp cận, khai thác tài liệu, tác phẩm kinh điển và vận dụng chúng một cách khoa học, hiệu quả. Quá trình này cần diễn ra thường xuyên do đó người học phải tự rèn cho mình phương pháp đọc, ghi, bút ký những nội dung quan trọng, cách khai thác,…. Có như vậy sẽ phát huy được khả năng đọc, tinh thần tự học, tự nghiên cứu cũng như tự tiếp nhận, lĩnh hội tri thức trong tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên. Do vậy, người học viên cần rèn cho mình thói quen tự đọc, tự học, tự nghiên cứu hàng ngày, không được đọc qua loa mà phải suy nghĩ, phân tích những điều đã đọc và ghi chép lại cụ thể, tập hợp thành cẩm nang của bản thân.

Nhận thức, động cơ, trách nhiệm là những yếu tố cơ bản quyết định tới việc phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu trong học tập nói chung và trong nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển nói riêng. Người học trước hết phải nhận thức rõ được vai trò và ý nghĩa của việc nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển đối với nhiệm vụ học tập tại Học viện cũng như đối với công tác giảng dạy sau này. Do đó, họ cần phải nhận thức đúng đắn sự cần thiết phải nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển cũng như vai trò của nhận thức, động cơ, trách nhiêm trong nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển; có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả tự học, tự nghiên cứu và tự củng cố hoàn thiện tri thức lý luận của bản thân.

Ba là, Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện thuận lợi cho khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển.

Tăng cường công tác tuyên truyền cổ động trên các phương tiện thông tin nhất là đài truyền thanh, bản tin của Học viện để không ngừng nâng cao nhận thức của mọi cán bộ, học viên nhất là học viên Hệ Sư phạm về ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu tài liệu và tác phẩm kinh điển cũng như tầm quan trọng của khắc phục tình trạng lười trong hoạt động trên. Đẩy mạnh phong trào tự học, tự đọc, tự nghiên cứu cũng như động viên khuyến khích mọi người cùng tham gia hoạt động trao đổi,kinh nghiệm đọc, nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển theo chuyên ngành một cách thiết thực.

Bên cạnh đó là tạo lập môi trường yên tĩnh và tập trung. Thư viện được thiết kế với không gian yên tĩnh giúp học viên tập trung vào việc đọc và nghiên cứu mà không bị phân tán. Điều này rất quan trọng đối với việc tiếp cận và hiểu sâu các tác phẩm kinh điển, vốn đòi hỏi sự tập trung cao độ. Ngoài ra, cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin thư viện; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hiện đại hóa hoạt động thư viện trong đó chú trọng tiến hành số hóa các tác phẩm kinh điển, tài liệu để hỗ trợ học viên có thể truy cập, tra cứu, tìm tòi, nghiên cứu bất kể khi nào. Đảm bảo phục vụ cho học viên tiếp cận dễ dàng dáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập.

Kết luận

Khắc phục tình trạng lười nghiên cứu tài liệu, tác phẩm kinh điển của học viên Hệ Sư phạm là nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà trường cũng như của mõi học viên. Thông qua đó không chỉ góp phần trau dồi tri thức nhất là những kiến thức gốc, cơ bản của chuyên ngành mà còn hình thành cho học viên tình yêu nghề, niềm say mê nghiên cứu học tập, bản lĩnh, thái độ, trách nhiệm và ý chí vượt qua khó khăn để chinh phục tri thức; qua đó giúp học viên thưc hiện tốt nhiệm vụ trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Học viện Chính trị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", 2013.

2. Đảng ủy Học viện Chính trị, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2020-2025), Hà Nội, 2020.

3. Đảng bộ Hệ 2, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Nội, 2020.

4. https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/146137/7/Chong-%E2%80%9Cbenh-luoi%E2%80%9D-hoc-tap-nghien-cuu-Chu-nghia-Mac---Lenin-tu-tuong-Ho-Chi-Minh.html

5. https://www.xaydungdang.org.vn/sinh-hoat-dang/nang-cao-chat-luong-xay-dung-nghi-quyet-lanh-dao-cua-chi-bo-3210

CN Đặng Đức Trọng, Hệ 2/ Học viện Chính trị

CN Đinh Văn Chiếc, Hệ 2/ Học viện Chính trị