TNV - Giáo dục nghề nghiệp dường như vẫn bị tách rời khỏi hệ thống giáo dục quốc dân do những bất cập về chính sách đầu tư, về tư duy quản lý khiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rơi vào tình trạng phải tham gia ‘cuộc đua’ không công bằng.
Giáo dục nghề nghiệp là “Cuộc đua” không công bằng
Hiện nay GDNN bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục cả nước. Ngay cả tuyển sinh, GDNN tuyển sinh khó, phải chạy vạy. Các trường phải đi đây đi đó tìm cách lôi kéo sinh viên nghề. Dữ liệu các em học sinh phổ thông tốt nghiệp đăng ký, Bộ GD-ĐT cũng làm riêng, hệ thống GDNN làm riêng, không chia sẻ cơ sở dữ liệu.
Về đào tạo giáo viên, lại xảy ra tình trạng chia cắt theo từng hệ thống: có 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật thì 3 trường trực thuộc Bộ GD-ĐT, ba trường trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH.
Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học là 4 khối trong hệ thống giáo dục quốc dân cần được đánh giá và coi trọng ngang nhau mới có thể tạo thành một chỉnh thể GD-ĐT.
Năm 2017-2018, GDNN tuyển sinh được 2,2 triệu người/năm. Trong đó, tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 540 ngàn người/năm, trình độ sơ cấp và các chương trình ngắn hạn khoảng 1,6 triệu người/năm.
Theo số liệu của Tổng cục GDNN, đến tháng 6-2919, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN. Ước tính đến hết năm 2019, theo chủ trương sắp xếp, tổ chức lại hệ thống, các cơ sở GDNN sẽ giảm bình quân 2,56%.
Theo bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐ TB&XH - cơ cấu trình độ đào tạo nghề nghiệp chưa hợp lý hiện nay cũng là điểm hạn chế phải suy nghĩ. Đào tạo sơ cấp, ngắn hạn chiếm 75%, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm 25% trong tổng số tuyển sinh. Nhiều cơ sở GDNN chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và chưa đáp ứng trúng nhu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế.
Thu Hà