Giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo công bằng về kinh phí
Hiện nay tỷ lệ chi ngân sách cho GDNN đang giảm dần, nếu như năm 2011 là 9% thì đến năm 2015 giảm xuống còn 6%. Trong khi đó số lượng trường nghề ngày càng tăng lên, chủ yếu là các trường công nên ngân sách đầu tư cho GDNN khó khăn. Vấn đề đặt ra là trong số các trường đó, có những trường nghề hoạt động không hiệu quả,... nên cần sắp xếp lại.
Sự ra đời của Nghị định 97 đã giảm gánh nặng của Chính phủ và tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA. Tuy nhiên, GDNN là lĩnh vực khó thu hồi vốn trực tiếp nên chúng tôi đề nghị cần có những cơ chế riêng. Cụ thể, về đối tượng vay lại trong Nghị định 97 chỉ có 2 đối tượng, trong đó hầu hết các cơ sở GDNN không thể tiếp cận vốn vay ODA. Với các dự án mới vẫn được cho vay lại với tỷ lệ cao. Điều này rất khó đối với các trường thuộc lĩnh vực GDNN vì học phí thấp, chi phí học thực hành cao, thu không bù chi...
Trước mắt GDNN cần sự hỗ trợ của Nhà nước, không thể tự bơi. Khi các trường đã đạt được tiêu chuẩn để tồn tại nhưng Nhà nước vẫn duy trì hỗ trợ không vĩnh viễn mà có thể từ 3-5 năm. Song song với đó là tăng trách nhiệm tài chính, đảm bảo xây dựng tăng cường khả năng tiếp cận học bổng, quỹ tín dụng của học viên hệ thống GDNN...
Cần thay đổi một số điều khoản của Nghị định 97, bao gồm đơn giản hóa các điều kiện để cởi mở các khoản vay. Tăng cường lĩnh vực GDNN và đẩy mạnh tự chủ, không thể để các trường tự bơi mà Nhà nước vẫn cần hỗ trợ. Đồng thời cũng kiến nghị cần áp dụng tỷ lệ vay lại 10% đối với các trường đào tạo các lĩnh vực độc hại do khó tuyển sinh, đầu tư lớn, Nhà nước không đầu tư thì họ sẽ dừng tuyển sinh, từ đó dẫn đến mất cung cầu. Các ngành còn lại sẽ vay theo mức độ tự chủ...
Song song với đó là tăng trách nhiệm tài chính, đảm bảo xây dựng tăng cường khả năng tiếp cận học bổng, quỹ tín dụng của học viên hệ thống GDNN...
Th.Anh