Gợi ý làm bài môn ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 của Sở giáo dục và đạo tạo Tp. Hồ Chí Minh

Thứ năm, 06/06/2024 - 14:24

 

Câu

Phần

Nội dung

1

a)

- Thời điểm diễn ra: Kỉ niệm 49 năm Thống nhất đất nước và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Chủ đề: “Tôi yêu Tổ quốc tôi”.

b)

Thành phần biệt lập: Phụ chú (Được đặt giữa hai dấu gạch ngang)

“Hành trình đến với Trường Sa – vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc – đã để lại nhiều cảm xúc cho tất cả các thành viên trong đoàn.”

c)

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người lính Trường Sa:

-          Những anh lính tuổi đời còn trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, hăng hái với tình yêu quê hương luôn sục sôi trong trái tim. Họ chính là thế hệ tương lai, là niềm hy vọng của Tổ quốc.

-          Sống và chiến đấu nơi Trường Sa, họ đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, luôn tiềm ẩn nguy cơ từ những thế lực thù địch. Nhưng họ vẫn luôn giữ vững tinh thần, ý chí, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc.

-          Họ là những anh hùng thầm lặng cống hiến nhiệt huyết thanh xuân cho biển đảo Tổ quốc. Chúng ta cần trân trọng, ghi nhớ và biết ơn những hy sinh thầm lặng của họ, để bảo vệ và phát triển biển đảo quê hương ngày càng giàu đẹp.

d)

Tổ chức cho các bạn trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm như:

-          Tham gia hoạt động “giải cứu môi trường biển” bằng cách thu gom rác thải, trồng cây xanh ven biển.

-          Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: vẽ tranh, múa hát về biển đảo,...

Tổ chức các chiến dịch truyền thông:

-          Khởi động chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội với hashtag #Traitimhuongvebiendao.

-          Khuyến khích các bạn trẻ chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về biển đảo lên mạng xã hội.

Lí do tổ chức các hoạt động trên:

-          Các hoạt động giao lưu, trải nghiệm sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận thông tin một cách trực quan, sinh động, từ đó khơi dậy niềm đam mê, lòng tự hào về biển đảo quê hương.

-          Chiến dịch truyền thông sẽ giúp lan tỏa thông điệp yêu biển đảo đến với đông đảo bạn trẻ, tạo hiệu ứng cộng đồng và góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng, vẻ đẹp của biển đảo Tổ quốc.

2

 

Thông thường người ta nghĩ bằng khối óc – suy nghĩ, nhận thức, đánh giá,... về con người, cuộc sống bằng lý trí, trí tuệ, kiến thức…. Nhưng trong quyển sách Một nghệ thuật sống (NXB Trẻ, 2018), tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần lại khuyên: Biết nghĩ bằng con tim.

Em có đồng ý với lời khuyên trên hay không? Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của em

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận;

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân

bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Vấn đề nghị luận: Đồng ý với quan điểm của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần: “Biết nghĩ bằng con tim”.

Giải thích:

-          Hành động theo trí óc thể hiện sự logic, khách quan thuần túy còn nghĩ bằng con tim tức là đặt tình cảm, cảm xúc lên trên những điều đúng/sai thông thường.

-          “Biết nghĩ bằng con tim” là sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và cảm xúc. Nó là khả năng sử dụng trái tim để thấu hiểu, cảm thông với người khác, từ đó đưa ra những hành động phù hợp, mang tính nhân văn.

Biểu hiện:

-          Những người biết yêu thương, chia sẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ là những người có lòng nhân ái, biết trân trọng những giá trị tinh thần trong cuộc sống.

Chứng minh/ Phân tích:

-          Con tim giúp ta kết nối với người khác: Khi ta biết thấu hiểu, cảm thông với người khác, ta sẽ dễ dàng xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp.

-          Con tim giúp ta sống cuộc sống ý nghĩa: Khi ta biết trân trọng những giá trị tinh thần, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và viên mãn hơn.

-          Con tim giúp ta làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn: Khi ta biết yêu thương, chia sẻ, ta sẽ góp phần tạo nên một xã hội nhân văn, ấm áp.

-          Tận dụng sự uyển chuyển của khối óc và con tim giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn, tạo sự tin cậy và tôn trọng với mọi người xung quanh.

→ “Biết nghĩ bằng con tim” không đồng nghĩa với việc gạt bỏ lý trí mà là hành trình hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó thôi thúc ta hành động theo hướng thiện. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cảm xúc mà không có sự kiểm soát của lý trí, ta có thể đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu sáng suốt, thậm chí gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Dẫn chứng:

-       Nguyễn Ngọc Mạnh - người anh hùng được nhiều người ngưỡng mộ và xuất hiện trên các trang báo hiện nay, anh đã cứu một bé gái rơi từ tầng mười ba của chung cư. Trong khi nhiều người đứng quan sát mà không làm gì thì anh đã lao thẳng đến đó để vươn tay đỡ em bé. Trái tim anh hùng lúc đó đã giúp anh thực hiện hành động nghĩa hiệp, điều ấy đã mách bảo anh phải cứu đứa trẻ đang gặp nguy hiểm. Hành động của anh Mạnh đã khiến nhiều người thán phục mà đâu ngờ rằng nó chỉ xuất phát từ một điều giản đơn - lắng nghe điều trái tim mách bảo.

Phản đề:

-          Việc lắng nghe trái tim còn cần một lí trí sắc sảo để phân tích vấn đề. Nếu chỉ làm theo con tim thì đôi khi ta sẽ phạm những sai lầm và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Bài học nhận thức và hành động:

-          Hãy rèn luyện cho mình một trái tim yêu thương từ những hành động đơn giản nhất như giúp đỡ những người xung quanh mình, biết thấu cảm trước những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống đầy bất ngờ đến với chúng ta.

Kết luận:

“Biết nghĩ bằng con tim” là một lời khuyên giúp ta sống một cuộc đời tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng con tim một cách thông minh, kết hợp hài hòa với lý trí để đưa ra những quyết định sáng suốt.

c. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị

luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3

Đề 1

Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được tình cảm của gia đình đối với mỗi người.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
 Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 PV