TNV - Đó là khẳng định của TS. Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với phóng viên Tạp chí Thanh niên về việc ngày 30/6 Ủy ban Châu Âu (EC) và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA).
PV: Với cương vị là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về việc Việt Nam ký thành công Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) với Liên minh Châu âu ngày 30/6 vừa qua?
TS. Tô Hoài Nam : Đầu tiên phải khẳng định được uy tín, khả năng, năng lực của các cơ quan giúp việc cho Chính phủ như: Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương là những đầu mối tham gia đàm phán, ký kết rất giỏi, có kinh nghiệm. Tôi nói về mặt ngoại giao có thể đàm phám được hai Hiệp định này rất là đáng ghi nhận và trân trọng bởi vì để ký được hai hiệp định này đối với Việt Nam là một khu vực đất nước đang phát triển thì không hề đơn giản chút nào. Phải trải qua rất nhiều phiên đàm phán, rõ ràng hai hiệp định này sẽ mang lại tiềm năng, hứa hẹn những điều rất tốt đẹp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
TS. Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Riêng Hiệp định bảo hộ đầu tư thì tôi đánh giá rất quan trọng bởi vì khi đầu tư được bảo hộ thì sẽ tạo nên một khung phát lý rất hoàn chỉnh cho các doanh nhân VN không những vững chắc trong đầu tư, ngoài việc chỉ mang hàng sang bán ta còn có thể làm được nhiều thứ khác thế nên đây là một trong những yêú tố rất quan trọng.
PV: Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là chủ thể, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia thị trường này, vậy quan điểm của ông về vấn đề này?
TS. Tô Hoài Nam : Nếu đặt vấn đề là doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ thể của hiệp định này nên cần phải tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tôi cảm thấy chưa hoàn toàn nhất trí. Bởi vì để tham gia vào một thị trường khắt khe, khó tính, rất nhiều hàng rào kỹ thuật của Châu Âu thì rõ ràng là không thể chỉ có một loại hình doanh nghiệp, mà doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể làm hết được, không thể đảm đương được. Nhất là chúng ta muốn tạo nên một sự phát triển chuỗi, một mối cam kết gắn bó bền vững ở thị trường thì rõ ràng chúng ta phải hình thành các chuỗi bán hàng mới và củng cố các chuỗi mà các doanh nghiệp của chúng ta đã tham gia. Như vậy ngoài các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra còn phải có các doanh nghiệp lớn bởi vì đã nói đến chuỗi cung ứng sản phẩm thì không thể nào chỉ nói một mình anh lớn không, không được mà một mình anh nhỏ và vừa cũng không được mà nó phải tạo ra một chuỗi liên kết mà cái này thì rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu rất kỹ những thành phần của một chuỗi. Ở đây tôi không có có thời gian để nói một cách cụ thể về nó nhưng có thể hình dung ra thành phần của một chuỗi nó gồm cả doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ và thậm chí có cả các cơ quan nghiên cứu ở trong đó. Chứ nó không chỉ có một mình doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu có thể là cơ quan nghiên cứu trực thuộc một ngành, cơ quan nghiên cứu tư nhân, cơ quan nghiên cứu một ngành của quốc doanh quả thực nó có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau ở trong đó. Nên tôi cho rằng nếu mà ta hiểu chủ thể của nó là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tôi không nghiên về cách hiểu này lắm mà tôi nghĩ là nó vẫn còn chưa đầy đủ. Nếu mà hiểu bằng ý trí thì ta có thể hiểu là như thế thì tôi đồng ý nhưng mà muốn hiểu bằng hành động thì nó phải rất thực tế, nó có tính thực tiễn như tôi nói ở trên.
Chính vì thế tôi cho rằng, ngoài doanh nghiệp ra khi tham gia thị trường này còn có cả các cơ quan Nhà nước ít nhất thì cũng là các cơ quan thuế, hải quan, các cơ quan ban hành các chính sách liên quan. Chúng ta biết là khi tham gia vào một thị trường lớn với lợi thế là các hiệp định thương mại thì ta sẽ được lợi thế về thuế, lợi thế về thuế có nghĩa là sức cạnh tranh hàng hóa của ta sẽ lớn hơn lúc đó cơ chế giá sẽ phát huy rất mạnh. Thế nhưng ngoài ra thị trường EU là một thị trường rất nhiều rào cản kỹ thuật nó liên quan đến tính an toàn của sản phẩm, nguồn gốc của sản phẩm, xuất xứ nguồn gốc, tất cả mọi thứ họ quan tâm đến cả một quá trình sản xuất từ lúc hình thành cho đến khi bán ra. Đây là những vấn đề vẫn còn mới mẻ đối với doanh nghiệp VN mặc dù một vài năm nay chúng ta đã nhắc đến điều đó. Như thế nên tôi cho rằng vai trò của các cơ quan Nhà nước rất quan trọng, vai trò trong quản lý, vai trò trong dẫn dắt.. Thường thường thì chúng ta đối với một mặt hàng xuất khẩu có thể có nhiều suy nghĩ cho rằng hàng xuất rồi thì chúng ta chỉ cần kiểm tra về khối lượng, chủng loại, các nghĩa vụ thuế nếu phải nộp mà phần lớn xuất khẩu của ta không phải nộp nhiều, ta chưa quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hóa. Nhưng cái cách làm của ta mà các doanh nghiệp của ta chưa nhận thức được đầy đủ mà có thể bằng một cách nào đó qua được cơ quan xuất khẩu, mang hàng hóa kém chất lượng đi xuất khẩu thì thật sự rất là nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến cả một ngành, một nhóm ngành, cả một thương hiệu quốc gia. Vì thế ngoài nhận thức của doanh nghiệp ra thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải hết sức quan tâm đến chuyện này, không thể nói rằng là gây khó được và ta cũng phải rất chặt chẽ nếu không thì ta không thể khai thác được lợi thế đối với hai hiệp định mà chúng ta phải rất cố gắng mới có được.
PV: Những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) gặp phải trong thời gian tới?
TS. Tô Hoài Nam : Những thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi thì như tôi đã nói ở trên, ngoài ra thì còn có những thuận lợi cụ thể như: Thị trường EU là một thị trường cũng không xa lạ đối với các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của VN. Nhưng mà khi ta ký được Hiệp định này thì ta có lợi thế về thuế, ta được bảo hộ về đầu tư, ta có thế đứng pháp lý vững chắc hơn thì rõ ràng nó cho ta một câu hỏi, đặt ra một vấn đề là ta có thể phát triển để tăng trưởng thị trường. Tăng trưởng có nghĩa là ta có thể bán nhiều hơn, xuất khẩu nhiều hơn tham gia vào thị trường này. Hiện nay chúng ta có khoảng 4% doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu là doanh nghiệp vừa tham gia trực tiếp và tham gia gián tiếp. Trực tiếp có nghĩa là ta đã có những hoạt động ký kết với đối tác, ta xuất hàng trực tiếp. Gián tiếp có nghĩa là ta cung ứng với một đơn vị trung gian có thể đơn vị đó là một đơn vị của VN cũng có thể đơn vị đó là một đơn vị của nước ngoài đặt ở VN hoặc là một đơn vị nước ngoài.. rất có lợi bởi vì trực tiếp có thị trường vững chắc hơn, nó không phải phụ thuộc vào thành phần là một đơn vị khác nữa. Đồng thời ta cũng tăng được số lượng doanh nghiệp gián tiếp và chúng ta biết là đối với xuất khẩu mà chúng ta có được nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu thì nó không chỉ tác động lên việc xuất khẩu mà nó còn tác động đến ngành hàng đó trong thị trường nội địa nữa. Trước đây thì ta bị khó khăn, nay có hiệp định, thuế được giảm ta có lợi thế cạnh tranh với những nước, những doanh nghiệp của một số quốc gia. Và với hiệp định về bảo hộ đầu tư thì ta có thể mở ra những thị trường mới mà trước đây ta chưa làm, ví dụ như về công nghệ, đầu tư công nghệ chẳng hạn trước đây ta vẫn quen về nông sản, may mặc rồi đồ gỗ, giày dép, thủy sản..
Còn khó khăn thì: Thứ nhất là các doanh nghiệp VN phải từng bước thay đổi quy trình sản xuất hàng hóa của mình, phải nhận thức được là phải tham gia vào chuỗi mà trong thị trường hiện nay nếu không tham gia vào chuỗi thì rất khó, phải liên kết để tham gia vào chuỗi, phải tham gia một cách chặt chẽ. Thực chất thì nội hàm của cái chuỗi ấy ta phải có ý thức liên kết tốt hơn. Nhiều chuyên gia nhận xét là DN VN “liên kết yếu”, nhưng mà mổ xẻ về nó tôi cho rằng không, nếu mà chê ta như thế thì cũng không hẳn là đúng, tôi cũng không đồng tình lắm. Mà tôi nghĩ rằng DNVN có rất nhiều điều kiện để liên kết tốt với nhau chỉ có điều là chúng ta nhận thức nó chưa đúng, DN chúng ta chưa tìm được cách, chưa tìm được động lực đủ để chúng liên kết chứ không phải chúng ta không có khả năng để liên kết. Trong liên kết, tăng cường cam kết (cam kết về chất lượng, cam kết về hàng hóa, cam kết về giá cả, cam kết bảo hành, cam kết về mọi thứ thì đó là cái chúng ta phải làm. .), đây là những yêu cầu rất quan trọng để ta tiến vào chuỗi.
Như vậy sẽ xuất hiện tình huống mới khi hai hiệp định này ký đó là ta vào nước họ dễ thì họ vào nước ta cũng dễ nên tình huống này xuất hiện ở thị trường nội địa. Tôi cho rằng tác động đầu tiên là thị trường sản phẩm hàng hóa dành cho đối tượng khách hàng trung và cao cấp sẽ có sự xáo trộn, rằng co giữa hàng VN với hàng của khối này trong tương lai, có nghĩa là thị phần cho DNVN trong tương lai sẽ nhỏ đi bởi vì phải chia thị phần cho các đối thủ khác. Mặt khác EU giảm thuế cho VN thì VN cũng phải giảm thuế cho EU thì sẽ phải xuất hiện hàng hóa cơ bản. Điều này cũng tạo nên sự xáo trộn nhưng đây là sự xáo trộn tích cực, còn ý 1 xáo trộn trước tức là sản phẩm dành cho đối tượng trung và cao cấp trở lên vì thế tạo nên một sự xáo trộn, một sự sắp đặt để cơ cấu lại, đây là vấn đề vài ba năm tới. Chính điều đó cũng là những khó khăn của DN ta trong thị trường nội địa nhưng nếu mà nhìn kỹ thì ta thuận lợi hơn, nhìn kỹ vào nữa thì cũng cần phải có những khó khăn như vậy. Ta muốn làm chủ một cuộc chơi toàn cầu thì ta không thể nào cứ cạnh tranh với những đối thủ không có đẳng cấp được ta phải chấp nhận cạnh tranh về mặt lâu dài. Cái mà chuẩn bị cần nhất đó là DN thì đã nhiều chuyên gia nói rồi, tôi không muốn nói thêm nữa, tôi suy nghĩ về Doanh nhân VN thì tôi muốn DN VN phải chuẩn bị nhiều thứ nhưng cái cần nhất là niềm tin mình sẽ thành công, quá nhiều thứ mà DN VN cần phải chuẩn bị trong đó sự tự tin là điều rất quan trọng, tôi tiếp xúc với rất nhiều Doanh nhân, DN tham gia xuất khẩu thì họ đều có niềm tin, tự tin, tất nhiên để có được tính tự tin đó thì phải có rất nhiều thành tố tạo nên, đó là động lực để thành công.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc ông nhiều sức khỏe!
Văn Quảng (thực hiện)