TNV - Đó là cách dạy học mà n hân vật văn học được “sống lại” trên sân khấu trường THPT , c ác tác phẩm văn học, nhân vật lịch sử Việt Nam hiện lên sống động qua các vở kịch tràn đầy cảm xúc trong chương trình ngoại khoá cuối kỳ.
Vợ chồng A Phủ, Hai đứa trẻ, Chí Phèo - Thị Nở, Vợ Nhặt, Hạnh phúc của một tang gia, hình tượng chị Võ Thị Sáu, trận Điện Biên Phủ trên không … nội dung của các tác phẩm Văn học, Lịch sử này được học sinh Trường THPT FPT tái hiện trong chương trình ngoại khóa với chủ đề “Amazing FSchool” diễn ra vào sáng 14/1 do tổ Xã hội của trường thực hiện.
Các vở diễn đều đượcthầy trò đầu tư dàn dựng công phu. Để tạo nên một sản phẩm chất lượng, trước hết học sinh cần hiểu sâu về các tác phẩm và nhân vật lịch sử. Tiếp đó là sự am hiểu nhiều lĩnh vực như: xây dựng kịch bản, tạo hình, lựa chọn nhân vật phù hợp, trang phục, âm nhạc… Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các bạn teen đã hoàn thiện các phần trình diễn vượt trên mong đợi.
Điểm nổi bật của chương trình là 3 tiết mục kịch xuất sắc "Toà tuyên án", “Đời 1930s", và "Vùng lên" mang nhiều ý nghĩa lịch sử và bài học thực tế với những kiến thức phổ thông. Bản giao hưởng kịch được hoà quyện giữa các yếu tố kết cấu nội dung chặt chẽ, âm nhạc hào hùng, hình tượng nhân vật khắc hoạ rõ nét đã khiến bao khán giả “nổi da gà” khi nhìn lại tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc.
Mở đầu sân khấu là vở “Vùng lên", xuất hiện như bản hùng ca tái hiện quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1897- 1954 thông qua các tác phẩm Tức nước vỡ bờ (cảnh chị Dậu đánh lại đám địa chủ tô thuế), Vợ nhặt (cành anh Tràng nhặt vợ). Bối cảnh xuyên suốt gắn liền với kiến thức lịch sử theo từng mốc thời gian.
Chị Dậu mạnh mẽ vùng lên chống lại áp bức
Anh Tràng kéo xe bò đi “hỏi vợ”
Hình ảnh hiên ngang của chị Võ Thị Sáu trong phiên xử bắn
“Toà Tuyên án” tái hiện lại tình huống thực tế mà giới trẻ - thế hệ gen Z thường xuyên gặp phải trong cuộc sống hiện đại. Cô gái tuổi 15,16 đang còn ngồi trên ghế nhà trường, vì nhẹ dạ cả tin người mình yêu nên gặp phải những tổn thương không đáng có về tinh thần, trong lúc tâm trạng không ổn định, cộng thêm việc sử dụng chất kích thích và bị các thanh niên ngoài đường trêu chọc, trong lúc tự vệ đã xảy ra các hành vi xô xát. Trong lúc lời qua tiếng lại, cô gái này đã sử dụng hung khí làm bị thương và để lại hậu quả về mặt thân thể với chàng trai. Từ đó, “Toà tuyên án GDCD” ra đời để phân tích, đánh giá tình huống và củng cố kiến thức về pháp luật cho học sinh.
Cuối cùng, “ĐỜI 1930s” là tiết mục kịch kết hợp giữa liên môn Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lí - GDCD. câu chuyện kể về hành trình Liên và An (hai nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ) rời phố huyện Cẩm Giàng bị lạc mẹ bắt đầu hành trình lên thủ đô. Trải qua nhiều tình huống éo le: Lạc vào đám tang hoa lệ trong Hạnh phúc của một tang gia; rơi vào Làng Vũ Đại chứng kiến hậu phiên toà xét xử khi Chí Phèo giết chết Bá kiến; trong phiên toà xét xử Chí Phèo bỗng bắt gặp chân dung Huấn Cao và Quản ngục. Kết thúc câu chuyện là khi Liên và An tỉnh giấc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ.
Cảnh trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”
Phân cảnh dẫn chí Phèo đến phiên toà xét xử
“Đời 1930s” là cái kết đẹp của các thầy cô thuộc liên môn Ngữ Văn - Lịch Sử - GDTC kết lại toàn bộ ngày hội Ngoại khoá đầy ấn tượng.
Học văn, sử, GDCD thông qua các loại hình nghệ thuật như: kịch, múa, âm nhạc… giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội tiếp cận và cảm thụ văn bản theo nhiều cách khác nhau. Cách học này khơi dậy lòng yêu thích môn Văn, Sử, Công dân, phát huy khả năng tổ chức, biên kịch, diễn xuất của học sinh.
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền – Tổ trưởng Tổ Xã hội bày tỏ: “Đổi mới đối với môn Văn trước hết phải thoát khỏi cách học một chiều thầy cứ đọc và trò cứ chép, những bài làm văn của các em cũng lại đi sao chép, cóp nhặt. Chỉ khi các em được trải nghiệm, được hóa thân vào tác phẩm, nhân vật thì mới có thể khắc sâu vào tâm hồn, suy nghĩ của các em, mới có thể yêu thích môn Văn, môn Sử”.
“ Sân khấu hóa là hoạt động thường thấy ở bộ môn Văn, Sử nhằm mang đến sự hứng thú, mới mẻ cho HS. Trong quá trình xây dựng, tìm hiểu, học sinh được mở rộng kiến thức từ những tác phẩm nằm ngoài sách giáo khoa. Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lối dạy truyền thống, với hình thức sân khấ u, các em sẽ được trải nghiệm thực tế, được hóa thân vào các nhân vật lịch sử, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật, từ đó hiểu và thêm yêu quê hương, đất nước qua từng bài học. Ngoài ra, khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn, học có thêm trải nghiệm và kỹ năng sống”, Cô Lê Vân Anh – giáo viên Địa lý, tổng đạo diễn chương trình chia sẻ.
Bùi Hạnh