Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề: Tình hình nghiên cứu về quản trị thông tin và khủng hoảng truyền thông trong và ngoài nước hiện nay.Vai trò của thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin đôi với cán bộ làm công tác thanh niên hiện nay.Các nguyên tắc, nội dung hoạt động và lĩnh vực của quan thông tin hiện nay.Các loại khủng hoảng truyền thông; Đặc thù và nguyên nhân.Tác động của khủng hoảng truyền thông tới hoạt động và uy tín của tổ chức. Nguyên tắc và các bước xử lý khủng hoảng truyền thông. Yêu cầu thực tiễn đặt ra về công tác lý luận và nghiệp vụ quản trị thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông của cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay.Giải pháp giảng dạy hiệu quả học phần Quản trị thông tin, xử khủng hoảng truyền thông trong chương trình đào tạo ngành Công tác Thanh thiếu niên tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay.
TS. Lê Văn Cầu, giảng viên cao cấp khoa Công tác thanh niên – Học viện Thanh thiếu niên
Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị.
Mở đầu Hội nghị, TS. Lê Văn Cầu, giảng viên cao cấp khoa Công tác thanh niên – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chia sẻ sự cần thiết phải trang bị các kỹ năng mềm cho cán bộ đoàn để tạo thuận lợi cho công tác của Đoàn thanh niên.
Tiến sĩ cũng cho biết: Từ tháng 6 năm 2020, lần đầu tiên Học viện sẽ đưa học phần Quản trịthông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông trong chương trình đào tạo ngành Công tác thanh niên vào chương trình học chính khóa. Đây là vấn đề rất mới trong công tác đào tạo của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
Cũng tại Hội nghị, ông Trần Quang Hưng, Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội cho rằng đây là vấn đề được đông đảo thanh niên quan tâm, là vấn đề cấp thiết không chỉ riêng đối với Đoàn thanh niên mà còn là đối với các cấp các ngành, các công ty và doanh nghiệp.
Ông Hưng nhấn mạnh để xử lý được triệt để vấn đề khủng hoảng truyền thông thì điều quan trọng nhất là phải tìm được nguồn thông tin cần xử lý xuất phát từ đâu? Chỉ khi tìm hiểu rõ được vấn đề này chúng ta mới có thể xử lý được được dứt điểm vấn đề.
Ông Nghiêm Bỉnh Thuận với tham luận Xử lý khủng hoảng truyền thông tại Hội nghị.
Theo Havard business Review (Tạp chí kinh doanh Havard): Khủng hoảng là một tình thế đã đạt tới giai đoạn nguy hiểm, gay cấn, cần phải có sự can thiệp ấn tượng và bất thường để tránh hay để sửa chữa thiệt hại lớn.Khủng hoảng đương nhiên đi kèm với “vấn đề hay sự kiện bất lợi”, tuy nhiên không phải sự kiện, vấn đề bất lợi nào cũng gây ra khủng khoảng.
“Khủng hoảng truyền thông” là cụm từ tiếng Việt được dịch ra từ chữ crisis. Theo các giáo trình,khủng hoảng truyền thông là những sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp khi có thông tin bất lợi về công ty hay sản phẩm. Sự bất lợi này đe dọa đến việc tiêu thụ sản phẩm hoặc làm giảm uy tín của công ty. Như vậy, Khủng hoảng truyền thông là bất cứ tình huống nào đe dọa sự ổn định hay danh tiếng của tổ chức của bạn, và thường xảy ra do sự “nhòm ngó” theo hướng bất lợi của giới truyền thông.
Một số điểm đặc thù của khủng hoảng đó là: Bất ngờ - không thể tiên liệu; Thiếu thông tin chuẩn xác - nhiều tin đồn; Sự kiện leo thang - diễn biến rất nhanh, trong lúc các nguồn lực phân tán; Mất kiểm soát thông tin; Ngày càng thu hút sự chú ý từ bên ngoài tổ chức; Căng thẳng thần kinh; Hoảng loạn, hoang mang.
Từ những vấn đề nếu trên, ông Nghiêm Bỉnh Thuận - Nguyên Phó Tổng giám đốc NetViet TV, Nguyên Giám đốc Marketing Goldhealth Việt Nam tại Hội nghị lần này đã đưa ra những xem xét và cách giải quyết khủng hoảng truyền thông để hạn chế tác động tiêu cực, giữ gìn được hình ảnh, uy tín tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. cách giải quyết có thể là: Tìm ra nguyên nhân – giảm bớt leo thang – dập tắt khủng hoảng – lấy lại lòng tin.
Tiếp tục thảo luận, Ông Phan Văn Kiền - Giảng viên khoa Báo chí Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng đây là vấn đề vô cùng cần thiết nhưng chưa đưa xã hội quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức. Ông cũng đưa ra ý kiến nên gọi là bộ môn Quản trị truyền thông. Sinh viên khi theo học bộ môn này sau khi ra trường không chỉ làm công tác thanh niên mà còn có thể có kiến thức để làm nhiều công việc liên quan đến mảng truyền thông hay dư luận xã hội.
Thông qua Hội nghị lần này, Học viện sẽ tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến để có phương hướng điều chỉnh và giảng dạy môn học một cách hiệu quả.
B.H