TVN - Nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp, chính sách đảm bảo vấn đề kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức “Hội nghị Ôn định kinh tế và cạnh tranh doanh nghiệp” vào sáng ngày 15/5 tại Hà Nội.
Năm 2018, nền kinh tế Việt Nam bởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.
Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam đứng thứ 77/140 nên kinh tế với số điểm và thứ hạng tương đối cao về ổn định kinh tế vĩ mô.
Chương trình có sự tham dự của nhiều chuyện gia kinh tế nổi tiếng như: TS. Trần Đình Thiên – Chuyên gia Kinh tế; Ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Trung tướng, PGS.TS.Đường Minh Hưng - Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế; PGS.TS. Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; Bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và kinh tế số; Ông Lương Minh Huân – Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp; Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế; Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch VMCG...
Phát biểu tại hội thảo, bác Nguyễn Hồng Hải - Phó Trưởng phòng Cục An ninh Kinh tế có tham luận về Hành lang pháp lý ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh. Ông cho biết: Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh với hơn 700 ngàn doanh nghiệp hoạt động trên khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để có được sự phát triển như vậy, đã có sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Trong đó, tồn tại một dạng cạnh tranh mà pháp luật phải điều chỉnh, đó là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế từ hoạt động ngân hàng, tài chính đến sản xuất, thương mại, dịch vụ...,Ông chia sẻ thêm.
Kết luận bài phát biểu ông nói: Cạnh tranh có tác dụng đổi mới, thúc đẩy sản xuất, là động lực để tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vì lợi ích mà nhiều nhà kinh doanh đã bất chấp, sử dụng các phương thức cạnh tranh không lành mạnh đã gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hành lang pháp lý ngăn ngừa và xử lý những hành vì cạnh tranh không lành mạnh được xây dựng, bao gồm: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật có liên quan,...
Cũng tại Hội thảo TS. Lương Minh Huân - Viện Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biếtvề thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam năm 2018:Tổng số DN đã đăng ký từ khi có Luật DN khoảng 1,3 triệu DN (Cục QLĐKKD); Số DN đang hoạt động đến 12/2018 là khoảng 715 nghìn DN, (đạt tỷ lệ 54,6% so với các nước OECD là 60-70%) (Cục QLĐKKD); Cơ cấu theo quy mô: DN siêu nhỏ 65,7%, DN nhỏ 27,8%, DN vừa 3,5% và DN lớn 3% (theo NĐ 39/2018/NĐ-CP) (số liệu TCTK 2017); Cơ cấu theo sở hữu: DN khu vực nhà nước 0,44%, DN khu vực ngoài nhà nước 96,67%, DN khu vực FDI là 2,89% (số liệu TCTK 2017); Cơ cấu theo khu vực kinh tế: Nông-Lâm-Thủy sản, chiếm 0,97%, Công nghiệp-Xây dựng, chiếm 29,30%, Thương mại-Dịch vụ chiếm 69,73% (số liệu TCTK 2017).
Số lượng doanh nghiệp như vậy nhưng khả năng tham gia vào xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam theo số liệu của Tổng cục hải quan là 79,8 nghìn DN năm 2017 (chiếm 12,2% tổng số DN đang hoạt động); 85,6 nghìn DN năm 2018 (chiếm gần 12% tổng số DN đang hoạt động). Còn theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á: chỉ có 21% các DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia.
Trong chương trình Hội thảo lần này, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về các giải pháp để phát triển kinh tế và thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng hợp tác để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định.
T. H