TNV - Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo hội thảo lập kế hoạch và chiến lược chương trình hỗ trợ hỗ trợ rừng và trang trại - FFF II kéo dài 2023-2025.
Hội thảo nhằm giới thiệu Chương trình FFF II kéo dài 2023 -2025 và kế hoạch mở rộng địa bàn tham gia Chương trình; thảo luận kế hoạch thực hiện FFF II và dự án nhỏ, cách tiếp cận hỗ trợ các tổ chức sản xuất rừng và trang trại ứng phó BĐKH dựa vào hệ sinh thái; chia sẻ thông tin về chính sách, các chương trình dự án và khả năng phối hợp giữa FFF II và các bên liên quan, doanh nghiệp; huy động các nguồn lực tài chính, kỹ thuật để thực hiện Chương trình hiệu quả.
Quang cảnh Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Mai Bắc Mỹ - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam- Giám đốc Chương trình FFF II cho biết: Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Trung ương Hội, Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội và Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại giai đoạn II chủ trì phối hợp với các ban, đơn vị Trung ương Hội, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên và các bộ, ngành, các tổ chức liên quan tiếp tục thực hiện thành công Chương trình FFF giai đoạn II (2019-2022) do FAO tài trợ.
Mục tiêu của Chương trình là nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân làm rừng và trang trại tại Việt Nam, các hộ gia đình, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc phát triển rừng và trang trại bền vững, giảm nghèo và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường năng lực cho tổ chức nông dân để hoạt động hiệu quả, cung cấp dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ tốt hơn cho hội viên và tham gia vào quá trình xây dựng, thực thi, giám sát và phản biện chính sách ở cấp địa phương, quốc gia cũng như quốc tế.
Trồng rừng giúp tạo sinh kế cho người nông dân
Giai đoạn II (2019-2022), mặc dù có rất nhiều khó khăn thách thức cả chủ quan lẫn khách quan (đặc biệt là đại dịch Covid) nhưng Chương trình đã đạt được những tín hiệu rất tích cực: Tính đến nay, Chương trình đang hỗ trợ 43 THT, HTX ở 05 tỉnh, với hơn 900 hộ thành viên chính thức (41,5% nữ, 61,5% người dân tộc, 11.7% thanh niên) và gần 2.000 hộ thành viên liên kết, hơn 15.000 nông dân sản xuất nông lâm nghiệp và cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ Chương trình.
Tại Hội thảo, các đại biểu tích cực tham gia thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến giúp Ban Quản lý FFF TW Hội, BQL Hội Nông dân các tỉnh có kế hoạch chi tiết các hoạt động và thực hiện hiệu quả Chương trình FFF II kéo dài.
PV