Thật bất ngờ khi nhiều trường đại học bấy lâu nay có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế, công nghệ như đại học Hoa Sen, ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh… giờ đây lại lấn sân tham gia đào tạo khối ngành sức khỏe với quy mô tuyển sinh lên đến hàng nghìn chỉ tiêu. Dĩ nhiên luật không ngăn cấm bất cứ cơ sở đại học nào mở ngành học mới nếu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn nhưng sự chéo ngoe này khiến nhiều người lo lắng.
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền cho rằng, nếu không xử lý việc này tốt sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa bác sĩ, bác sĩ ra trường không có việc làm thì rất lãng phí.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao ngày càng có nhiều trường đại học lấn sân tham gia đào tạo các khối ngành sức khỏe cho dù điều kiện để mở ngành học này được cho là cực kỳ khắt khe? Nhu cầu nhân lực của ngành này quá lớn hay học phí đào tạo khối ngành sức khỏe đang là miếng bánh ngon cho các cơ sở giáo dục đại học?
"Việc nhiều trường mở ngành học về sức khỏe chủ yếu là về vấn đề kinh tế. Nhiều người đang nghĩ rằng, sinh viên ngành Y - Dược ra trường là dễ kiếm việc, thu nhập cao. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo ngành này thường cao cho nên các trường đi hướng này chủ yếu là phát triển kinh tế" - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh thẳng thắn nêu quan điểm.
Trước đó, ngày 19/1, PGS.TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y cho biết, hôm nay (20/1), 3 tình nguyện viên của nhóm liều Nanocovax 50mcg sẽ được tiêm mũi thứ hai, đồng thời cũng sẽ tiêm liều 25 mcg thứ hai cho 17 người tiếp theo.
Như vậy, trong ngày hôm nay (20/1) có tổng cộng 20 tình nguyện viên được tiêm vaccine Nanocovax liều thứ hai. Được biết, các trường hợp này sau khi tiêm mũi thứ nhất đều không có phản ứng bất thường, đảm bảo đúng quy trình theo dõi sức khỏe đủ 28 ngày.
Các tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 Việt Nam ngày 10/12.
Nanocovax là vaccine COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Vaccine sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp, tức là lấy trình tự một đoạn S protein gai trên nCoV, tích hợp nó vào một dòng tế bào động vật đang nuôi cấy để tạo ra protein của virus, rồi pha chế với các tá dược khác nhằm tạo ra vaccine.
Giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng Nanocovax gồm 60 người tham gia, chia làm 3 nhóm tiêm thử nghiệm liều 25, 50 và 75 mcg, mỗi nhóm 20 người.
Được biết, kết thúc giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế tiến hành nghiệm thu và đánh giá, sau đó cho phép thử nghiệm giai đoạn hai trên 560 tình nguyện viên tiếp theo. Nhiều khả năng, giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam sẽ bắt đầu ngay sau Tết Nguyên đán và duy trì 2 mức liều. Hiện nay, việc tuyển chọn đối tượng thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đang được thực hiện./.
Minh Khánh/VOV