Huyện Yên Bình thực hiện chuyển đổi số: Lựa chọn việc dễ làm trước, làm ngay và dứt điểm

Thứ hai, 04/04/2022 - 09:50

TNV - Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Từ nhận thức này, Huyện ủy Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo hệ thống chính trị trong toàn huyện bắt tay ngay vào thực hiện chuyển đổi số với phương châm hành động xuyên suốt là: Lựa chọn việc dễ làm trước, làm ngay và dứt điểm; việc khó làm thí điểm, vừa làm vừa điều chỉnh. Ưu tiêu lựa chọn việc khi chuyển đổi số có phạm vi ảnh hưởng, mang lại thay đổi tới toàn huyện. Cách làm phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn và tôn trọng thực tiễn.

Lãnh đạo chủ chốt huyện họp trực tuyến với Tỉnh ủy

Hoàn thiện phòng họp không giấy trong quý III

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cụ thể là: Phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Ngay trong năm 2022, huyện Yên Bình đặt mục tiêu hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2025 của Ban Thường vụ Huyện uỷ trong tháng 02/2022; Triển khai hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện trong quý II năm 2022;Hoàn thiện xây dựng phần mềm dữ liệu dùng chung và chuyên ngành trong Quý II năm 2022; Hoàn thiện phòng họp không giấy trong quý III năm 2022;Hoàn thiện phần mềm quản lý và chấm điểm công chức, viên chức hành tuần, hàng tháng trong Quý III năm 2022.

Đồng thời, thực hiện việc cán bộ công chức, viên chức người dân, doanh nghiệp thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công, thanh toán không dùng tiền mặt.


Yên bình tổ chức Hội thảo về chuyển đổi số với sự tham gia của chuyên gia Tập đoàn Microsoft tại Việt Nam.

Theo đó, mục tiêu cụ thể là: 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp huyện, xã được xác thực điện tử; 50% tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ trở lên; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) .

100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định. 50% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành của huyện được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư, đất đai, bảo hiểm…) thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh. Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ phận Một cửa cấp huyện đạt 50%; tại các Bộ phận Một cửa cấp xã  (trừ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn) đạt 30%.

80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó. Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính xuống trung bình còn tối đa là 15 phút/01 lần giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/ 01 hồ sơ.

Phấn đấu kinh tế số chiếm 5% tổng sản phẩm trên địa bàn; Năng suất lao động  tăng 6,2%; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt 56 %; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng di động 5G đạt 90%; Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh đạt 70%; Tỷ lệ người dân dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh đạt trên 30%; Tỷ lệ người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt ít nhất đạt 30%..v.v..

Các lĩnh vực ưu tiên

Trước mắt, theo Bí thư Huyện ủy An Hoàng Linh , huyện ưu tiên chuyển đổi số trong xây dựng cấp uỷ, chính quyền điện tử như: Xây dựng phòng họp không giấy; Duy trì, hoàn thiện và nâng cấp phòng họp trực tuyến; Xây dựng trung tâm dữ liệu dùng chung; Triển khai áp dụng phần mềm “sổ tay đảng viên điện tử”; Hoàn thiện phần mềm quản lý và chấm điểm công chức, viên chức hàng tuần, hàng tháng.

Đối với lĩnh vực y tế: Xây dựng và triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân theo mẫu do Bộ Y tế ban hành, đảm bảo 95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử vào năm 2025. Phát triển các ứng dụng, nền tảng số cung cấp kiến thức phòng bệnh, khám bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh để người dân có thể tra cứu thông tin dễ dàng, hiệu quả.Triển khai sử dụng rộng rãi các hệ thống hỗ trợ khám, chữa bệnh thông minh với bệnh án điện tử tại các bệnh viện. Triển khai phần mềm quản lý hoạt động các trạm y tế có kết nối với các bệnh viện tuyến tỉnh để làm cơ sở cho khám chữa bệnh từ xa.

Bộ phận phục vụ hành chính công huyện triển khai nhiều ứng dụng công nghệ mới phục vụ người dân thuận lợi giao dịch trên môi trường mạng.

Trong lĩnh vực giáo dục: Huyện phấn đấu đến năm 2025, 100% trường học được kết nối đường truyền băng thông rộng; 100% học sinh, sinh viên các cấp được tiếp cận Internet và kho học liệu trực tuyến ; xây dựng thư viện số và hệ thống học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

Mặt khác,đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kết hợp học trên lớp và học trực tuyến, kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học với các nền tảng giáo dục mới. Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp.Đến năm 2025, 100% các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia có trang thông tin điện tử cung cấp những thông tin về cơ sở vật chất, chương trình học, đội ngũ giáo viên– Bí thư Huyện ủy khẳng định.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ông An Hoàng Linh cho biết: Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Ngoài ra, huyện Yên Bình cũng hỗ trợ các ngân hàng thương mại phát triển ngân hàng số; đưa dịch vụ tài chính- ngân hàng đến gần hơn với bà con vùng sâu, vùng xa dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng. Chú trọng chuyển đổi số việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, quốc lộ; mỗi phương tiện ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ.

Đồng thời, triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai. Xây dựng hệ thống giám sát thu gom chất thải rắn thời gian thực. Xây dựng các hệ thống dự báo, hỗ trợ ra quyết định. Ứng dụng công nghệ viễn thám, vệ tinh bản đồ 3D trong quản lý ngành tài nguyên và môi trường.

Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý khu công nghiệp, năng lượngvà thương mại theo hướng xây dựng nhà máy thông minh , vận hành thông minh, phát triển các sản phẩm thông minh, cung cấp các dịch vụ thông minh, phát triển các phương án khai thác năng lượng tái tạo trong một đô thị thông minh và phát triển thương mại điện tử, tạo thêm các chuỗi liên kết mới giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với doanh nghiệp sản xuất theo từng ngành, xúc tiến thương mại điện tử...

Đặc biệt, quan tâmkhuyến khích các điểm du lịch cung cấp các dịch vụ Internet tốc độ cao không dây miễn phí cho tất cả khách du lịch; ứng dụng công nghệ thực tế ảo, công nghệ trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới khác nhằm đưa đến những dịch vụ tốt nhất về trải nghiệm, tiện dụng, tăng giá trị và sức hấp dẫn đối với khách du lịch cũng như các điểm đến du lịch; đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến ở tất cả các điểm đến du lịch.

Xây dựng và triển khai giải pháp du lịch qua hình ảnh đối với những di tích lịch sử quan trọng của huyện, qua đó cung cấp những thông tin chính thống đối với vấn đề văn hóa, lịch sử của huyện – Bí thư An Hoàng Linh thông tin thêm./.

Bài: Phạm Quỳnh

Nguồn ảnh: Cổng thông tin tỉnh Yên Bái