Phối cảnh nút giao Tân Vạn
Nút giao Tân Vạn, thuộc dự án thành phần 5, đi qua phường Bình Thắng, TP Dĩ An dài 2,4 km, tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỉ đồng, thi công trong gần 3 năm. Công trình được đánh giá là phức tạp nhất trong 10 nút giao trên Vành đai 3 TP HCM.
Giai đoạn một, nút giao sẽ được đầu tư hoàn chỉnh với quy mô gồm: cầu vượt theo hướng Vành đai 3 băng qua nút giao, cùng các nhánh rẽ trái xuống quốc lộ 1; nhánh theo hướng từ Bình Chuẩn đi cầu Đồng Nai.
Nhà thầu thực hiện nút giao này là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả - Công ty cổ phần xây lắp thương mại Delta - Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 - Công ty cổ phần Hải Đăng - Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam đã trúng thầu.
Tập đoàn Đèo Cả là một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng ở Việt Nam. Doanh nghiệp này thường xuyên xuất hiện trong hàng loạt dự án hạ tầng cao tốc, cầu đường trọng điểm trên khắp cả nước.
Một số dự án hạ tầng nổi bật đã và đang được Đèo Cả đầu tư trong những năm gần đây như: cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Nghi Sơn – Diễn Châu; Hà Nội – Lạng Sơn; Trung Lương – Mỹ Thuận; Đồng Đăng – Trà Lĩnh; Cầu Mỹ Thuận 2; Cầu Cửa Lục….
Trong khi đó, tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34km, đi qua các địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỉ đồng và đã khởi công từ tháng 6/2023. Vành đai 3 được chia thành 8 dự án thành phần, mỗi địa phương làm hai dự án (bao gồm xây lắp và mặt bằng).
Toàn tuyến có 6 nút giao tại các vị trí gồm: nút giao với đường Bến Lức - Long Thành, giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, nút giao Tân Vạn, nút giao Bình Chuẩn, nút giao tỉnh lộ 10, nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Nguyễn Văn