Kinh nghiệm ghi chép sổ Tổng phụ trách Đội

Thứ tư, 26/06/2024 - 09:15

NCKH - TÓM TẮT : Bài viết trao đổi kinh nghiệm về ghi chép sổ Tổng phụ trách (TPT) Đội phù hợp với các nội dung của công tác Đội và phong trào thiếu nhi hiện nay, bao gồm cách xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Đội trong năm học; cách phát động, theo dõi và sơ kết các đợt thi đua; cách cho điểm các nội dung trong từng đợt thi đua; cách kiểm tra, đánh giá chi đội mạnh… Qua đó giúp TPT Đội hào hứng với việc ghi sổ Đội, giảm bớt áp lực khi ghi sổ Đội; thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá và lưu trữ sổ Đội đồng thời giúp ban giám hiệu, Hội đồng Đội (HĐĐ) các cấp hiểu hơn công việc của TPT Đội.

Khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Đội năm học, ngoài việc xây dựng theo chương trình công tác Đội do HĐĐ cấp trên triển khai, TPT Đội nên xây dựng kế hoạch công tác Đội theo từng đợt thi đua. Trước đây, TPT Đội thường xây dựng kế hoạch thi đua theo từng tháng học, phát động thi đua vào thứ hai đầu tiên của tháng và sơ kết vào đầu tháng tiếp theo. Nhưng nếu làm như vậy thì có tới 9 lần phát động thi đua và 9 lần sơ kết thi đua và 9 lần nhập số liệu để xếp loại thi đua. Thế nên, hiện nay, TPT Đội lựa chọn phát động và sơ kết thi đua theo đợt, gắn với các đợt kiểm tra giữa kì, cuối kì của nhà trường. Như vậy sẽ giảm số lần phát động, theo dõi, sơ kết thi đua xuống chỉ còn 4-5 lần; kết quả kiểm tra xếp loại học tập, hạnh kiểm học sinh của nhà trường được sử dụng làm kết quả đánh giá thi đua các đợt của Đội đồng thời kết quả xếp loại các hoạt động của Đội được nhà trường sử dụng để đánh giá hoạt động của tập thể lớp, như vậy là “nhất cử lưỡng tiện”.

Bài viết cũng chia sẻ cách xây dựng nội dung các đợt thi đua theo 5 điều Bác Hồ dạy với gợi ý nội hàm theo dõi, đánh giá thi đua thống nhất với 5 mặt giáo dục Đức, Trí, Lao, Thể, Mĩ cho học sinh, đảm bảo công tác Đội và nhà trường có cùng một mục tiêu giáo dục, chỉ khác về phương thức giáo dục (Đội giáo dục bằng hoạt động và thông qua các hoạt động Đội, nhà trường giáo dục thông qua hệ thống bài học trên lớp và sách giáo khoa).

Các danh sách phụ trách thiếu nhi, cán bộ Đội và các nhóm nòng cốt được tích hợp để giảm số trang ghi chép đồng thời giúp TPT Đội thuận lợi hơn trong quá trình làm việc, liên lạc, phối hợp hoạt động.

Đặc biệt, điều TPT Đội lúng túng nhất là theo dõi, đánh giá thi đua các chi đội, lớp nhi đồng trong từng đợt thi đua theo tiêu chí nào để đảm bảo vừa phù hợp với từng chi đội, lớp nhi đồng vừa phù hợp với toàn liên đội. Bài viết gợi ý cách chọn nội dung chủ yếu trong từng hoạt động của mỗi đợt thi đua để theo dõi, đánh giá; gợi ý thang đánh giá (quy theo thang điểm 10) và có điểm thưởng cho hoạt động đột xuất, sáng tạo. Điều này giúp TPT Đội vừa đánh giá các chi đội, lớp nhi đồng trên cùng một thang đánh giá đồng thời động viên, khích lệ kịp thời, tạo động lực cho các chi đội, lớp nhi đồng có hoạt động mới, sáng tạo.

Từ khóa: sổ Tổng phụ trách Đội, kinh nghiệm, phát động thi đua, theo dõi thi đua, sơ kết thi đua, kiểm tra chi đội mạnh.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuẩn bị đón năm học mới 2024 – 2025, các thầy cô giáo viên làm Tổng phụ trách (sau đây gọi tắt là TPT Đội) lại chuẩn bị tập huấn về ghi chép sổ Đội cho cán bộ chỉ huy Đội. Công tác Đội khá vất vả, toàn những việc “không tên”, nhiều khi ban giám hiệu (BGH) và giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, phụ trách nhi đồng (GVCN – PTCĐ, PTNĐ) không hiểu hết được công việc của TPT Đội, trong đó ghi sổ Đội là một trong những việc “không tên” như thế. Nhiều TPT Đội chia sẻ rằng bản thân họ không ngại công việc vất vả, nhưng rất ngại việc ghi chép sổ Đội vì rất mất thời gian do cấp trên đòi hỏi cần ghi chép cụ thể, tỉ mỉ. Bài viết này chia sẻ một vài kinh nghiệm về cách ghi chép sổ TPT Đội với mong muốn giúp TPT Đội đỡ ngại việc ghi chép sổ Đội, tiết kiệm được thời gian, công sức để tập trung làm các công việc khác của Đội.

Điều 21, chương 3, Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “hồ sơ quản lí hoạt động giáo dục” đối với TPT Đội là phải có sổ công tác Đội. Vậy sổ công tác Đội bao gồm những sổ nào? Trước đây, Nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh do Hội đồng Đội (HĐĐ) Trung ương ban hành quy định sổ Đội bao gồm sổ Tổng phụ trách, sổ Liên đội, sổ Chi đội, sổ Truyền thống đồng thời ban hành các loại sổ này để thống nhất trong cả nước. Nhiều năm trở lại đây, Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh không quy định về sổ Đội nữa, tạo điều kiện để các địa phương thiết kế mẫu sổ Đội phù hợp với địa phương mình. Nhiều địa phương đã chủ động tích hợp các loại sổ, chuyển từ sổ giấy sang sổ điện tử nhằm giảm số đầu sổ, thuận tiện cho việc ghi chép đồng thời khuyến khích các liên đội sáng tạo những nội dung mới không có trong sổ mẫu nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.

Hiện nay, bộ sổ công tác Đội của một liên đội thường bao gồm: sổ Tổng phụ trách Đội, sổ liên đội, sổ chi đội. Các sổ theo dõi công trình măng non, kế hoạch nhỏ, sổ công tác nhi đồng được tích hợp vào sổ Tổng phụ trách Đội.

Bài viết dưới đây hướng dẫn TPT Đội cách thiết kế và ghi chép cuốn sổ điện tử đầu tiên là sổ TPT Đội .

NỘI DUNG

Thông thường sổ TPT Đội được cấu trúc gồm các phần: (1) Chương trình, kế hoạch công tác Đội năm học; (2) Số liệu thống kê đầu năm học; (3) Danh sách ban chỉ huy (BCH) Liên đội; chi đội trưởng, lớp trưởng, GVCN – PTCĐ, GVCN –PTNĐ; đội sao đỏ; đội TTMN; phụ trách Sao; (4) Số liệu thống kê về công tác kế hoạch nhỏ (KHN), hoạt động xã hội từ thiện (XHTT), hoạt động công trình măng non (CTMN) của các chi đội; (5) Nội dung các đợt thi đua (phát động, theo dõi, sơ kết các đợt thi đua trong năm học); (6) Kiểm tra chi đội mạnh học kì I, II. Dưới đây là gợi ý cách ghi chép từng phần.

1. Chương trình, kế hoạch công tác Đội năm học

Khi xây dựng chương trình năm học cho liên đội, TPT Đội nên bổ sung phần kế hoạch các đợt thi đua, cụ thể như sau:

Phần 1: Xây dựng chương trình công tác Đội

Sau khi nêu đặc điểm, tình hình năm học (ngày lễ, ngày kỉ niệm lớn, thuận lợi, khó khăn của liên đội), TPT Đội trình bày mục I. Chủ đề năm học, mục II. Trọng tâm công tác, mục III. Một số chỉ tiêu cơ bản. Ở mục IV. Nhiệm vụ, giải pháp, TPT Đội nên xây dựng thành 2 tiểu mục, tiểu mục 1. Công tác giáo dục thiếu nhi thông qua việc triển khai thực hiện phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” chia thành 5 hoạt động (tương ứng 5 điều Bác Hồ dạy) và tiểu mục 2. Công tác xây dựng Đội chia thành 2 hoạt động (hoạt động “Xây dựng Đội vững mạnh – Cùng tiến bước lên Đoàn” dành cho thiếu nhi và hoạt động “Công tác phụ trách thiếu nhi” dành cho TPT Đội và đội ngũ GVCN – PTCĐ, PTNĐ). Mỗi hoạt động nên có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể (riêng chỉ tiêu về học tập, rèn luyện thì căn cứ vào chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường). Cụ thể như sau:

Phần 2. Xây dựng kế hoạch 5 đợt thi đua (kẻ bảng viết).

TPT Đội nên chia năm học thành 5 đợt thi đua: đợt 1: 5/9 - 15/10; đợt 2: 16/10 - 20/11; đợt 3: 21/11 – hết học kì 1; đợt 4: từ đầu học kì 2 đến 26/3; đợt 5: 27/3 đến 31/5.

Cách ghi nội dung mỗi đợt thi đua: TPT Đội kẻ bảng (bảng 2) gồm các cột: Đợt (thời gian), chủ điểm, nội dung thi đua (bao gồm 5 hoạt động“Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” và 2 hoạt động “Công tác xây dựng Đội” (bao gồm 2 hoạt động “Xây dựng Đội vững mạnh - Cùng tiến bước lên Đoàn” và “Công tác phụ trách thiếu nhi”).

Kết thúc 5 đợt thi đua, TPT kí và xin xác nhận của Ban giám hiệu để photo triển khai cho BCH Liên đội, giáo viên chủ nhiệm – Phụ trách các chi đội cùng BCH các chi đội căn cứ xây dựng chương trình công tác Đội cho đơn vị mình.

2. Số liệu thống kê đầu năm học

TPT điền đủ số liệu theo danh sách thống kê sau:

3. Danh sách BCH Liên đội; chi đội trưởng, lớp trưởng, GVCN – PTCĐ, PTNĐ; đội sao đỏ; đội TTMN; PTS; Công tác KHN, hoạt động XHTT, danh sách CTMN

Sau khi tiến hành xong Đại hội Liên đội và Đại hội các chi đội, TPT Đội ghi vào sổ các thông tin theo các bảng danh sách dưới đây. Để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, các danh sách nên có số điện thoại liên hệ; danh sách PTCĐ, PTNĐ nên gắn với danh sách chi đội trưởng và lớp trưởng. Cụ thể như sau:

5. Nội dung các đợt thi đua (bao gồm phát động, theo dõi thi đua, sơ kết thi đua các đợt trong năm học).

* Phát động thi đua

Phát động thi đua mỗi đợt theo 7 hoạt động: Hoạt động 1: Thực hiện điều 1 “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”; Hoạt động 2: Thực hiện điều 2 “Học tập tốt, lao động tốt”; Hoạt động 3: Thực hiện điều 3 "Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt"; Hoạt động 4: Thực hiện điều 4 "Giữ gìn vệ sinh thật tốt"; Hoạt động 5: Thực hiện điều 5 "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm"; Hoạt động 6: “Xây dựng Đội vững mạnh - Cùng tiến bước lên Đoàn”; Hoạt động 1: Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi.

* Theo dõi thi đua

TPT Đội cho điểm theo dõi thi đua vào các cột cho 6 hoạt động. Riêng hoạt động 7 liên quan đến xếp loại GVCN-PTCĐ, PTNĐ thì căn cứ kết quả của chi đội, lớp nhi đồng để xếp loại riêng. Mỗi hoạt động có ít nhất một tiêu chí được TPT Đội nhập số liệu, cho điểm (theo thang điểm 10) hoặc xếp loại (A,B,C,D).

Căn cứ vào nội dung thi đua từng đợt, TPT Đội chủ động lựa chọn đầu việc quan trọng nhất để cho điểm, đánh giá, xếp loại từng hoạt động Đội. Mỗi hoạt động Đội có ít nhất một đầu việc được theo dõi, cho điểm. Lưu ý mỗi đầu việc được lựa chọn để theo dõi, cho điểm phải được thực hiện ở tất cả các chi đội, lớp nhi đồng trong liên đội.

Ví dụ: Hoạt động 1 nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức nếp sống lấy điểm sổ sao đỏ; Hoạt động 2 nhằm giáo dục động cơ, thái độ học tập và lao động lấy điểm hoa điểm tốt, điểm CTMN; Hoạt động 3 nhằm giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật, lấy điểm hoạt động hát múa tập thể, thể dục giữa giờ, thực hiện nội quy nhà trường; Hoạt động 4 nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, lấy điểm vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân; Hoạt động 5 nhằm giáo dục cái đẹp (thẩm mĩ) lấy điểm các cuộc thi trong từng đợt thi đua như: Thi ATGT (đợt 1), thi viết báo tường nhân ngày 20/11 (đợt 2), sinh hoạt Đội, sao nhi đồng về ngày 22/12 (đợt 3), tham gia ngày hội Tiến bước lên Đoàn, Tiến lên đoàn viên (đợt 4), sinh hoạt Đội mừng sinh nhật Bác, tự hào truyền thống Đội (đợt 5); Hoạt động 6 nhằm đánh giá công tác xây dựng Đội lấy điểm sinh hoạt chi đội, sinh hoạt sao, tham gia họp BCH Đội, kết nạp đội viên, đoàn viên, thực hiện chương trình RLĐV, tải app “Làm việc tốt” (tiểu học), app “Hướng nghiệp’ (THCS), chấm sổ chi đội, sổ tay PTS…

Lưu ý: Những chi đội, lớp nhi đồng có hoạt động sáng tạo hoặc thực hiện nhiệm vụ đột xuất (do nhà trường, HĐĐ cấp trên triển khai không thực hiện ở tất cả các chi đội, lớp nhi đồng) thì TPT Đội ghi nhận bằng điểm thưởng (điểm thưởng không quá 10% tổng số điểm trong từng đợt thi đua).

* Sơ kết thi đua

TPT viết sơ kết thi đua theo 7 hoạt động đã phát động. Khi tổng hợp kết quả xếp loại cần nêu rõ tiêu chí xếp loại (từ bao nhiêu điểm đến bao nhiêu điểm thì xếp loại tốt - A…). Ví dụ:

KẾT LUẬN

Sổ TPT Đội rất quan trọng vì lưu lại toàn bộ hoạt động của liên đội trong mỗi năm học, là căn cứ để xét danh hiệu thi đua các cấp của TPT Đội. Nhìn vào sổ Đội có thể hình dung ra được kết quả hoạt động toàn diện của cả liên đội trong một năm học. Vì vậy mỗi TPT Đội cần ghi chép sổ TPT Đội thường xuyên, bảo quản và giữ gìn cẩn thận để sổ luôn sạch đẹp. Tránh trường hợp TPT Đội ngại ghi chép thường xuyên, đến cuối học kì, cuối năm học mới ghi chép, khi đó các số liệu sẽ thiếu chính xác và dễ dẫn đến tình trạng “cấy số liệu”.

 Những gợi ý trên đây về cách ghi sổ TPT Đội có thể còn những hạn chế nhất định. Tác giả bài viết rất mong các thầy cô TPT Đội đóng góp ý kiến để cuốn sổ TPT Đội ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn./.

TS.  Nguyễn Thứ Mười

Phó Trưởng Khoa Công tác Thanh thiếu niên

 

 

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Nam