Sự bùng nổ của nền công nghiệp điện ảnh
Trang Statista đưa ra những dữ liệu và dự báo chi tiết về doanh thu, tốc độ tăng trưởng của ngành điện ảnh Việt Nam trong năm 2025. Theo đó, doanh thu phòng vé năm 2025 ước tính đạt khoảng 45 triệu USD, với sự phục hồi ổn định sau đại dịch và ảnh hưởng tích cực từ nội dung nội địa cũng như trải nghiệm tại rạp được cải thiện. Chỉ vừa qua quý I/2025 đã có 7 phim điện ảnh Việt Nam đạt doanh thu trên 100 tỷ như Chị dâu, Bộ tứ báo thủ, Nụ hôn bạc tỷ, Đèn âm hồn, Nhà gia tiên, Quỷ nhập tràng, Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối.
Xét ở quy mô toàn cầu, báo cáo của The Business Research Company vừa phát hành cũng cho thấy, thị trường phim và video đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tổ chức này dự báo, con số doanh thu sẽ tăng từ 308,47 tỷ USD vào năm 2024 lên 328,49 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,5%.
Những con số trên cho thấy tiềm năng phát triển cực lớn từ ngành công nghiệp giải trí của Việt Nam và thế giới. Cùng với đó, những chính sách vĩ mô đối với ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam cũng đón nhận nhiều thông tin tích cực, nhằm khai thác tối đa giá trị của "mỏ vàng" này. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển điện ảnh vừa là ngành nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế. Trong đó, hướng đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP quốc gia.
Mảnh đất hứa cho thế hệ trẻ sáng tạo
Sự phát triển đột phá của ngành làm phim cũng đặt ra bài toán về nhu cầu nhân lực, đòi hỏi lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp văn hóa tăng trưởng trung bình 8% mỗi năm, chiếm 6% tổng số lao động của nền kinh tế.

Thị trường điện ảnh phát triển mạnh mẽ mang đến nhiều chương trình đào tạo cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo
Làn sóng phát triển của ngành phim lại mở ra cơ hội lớn cho những bạn trẻ nhanh chóng nắm bắt và tham gia vào ngành. Với nhu cầu ngày càng cao về nhân lực làm phim chất lượng cao, không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực, những người có kỹ năng tốt có thể tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực sản xuất hình ảnh động và âm thanh như phim điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, và các sự kiện trực tiếp.
Điều này tạo ra động lực lớn cho sự phát triển của các ngành đào tạo làm phim tại các trường đại học, đồng thời mang lại triển vọng nghề nghiệp rộng mở cho giới trẻ Việt Nam. Song, hệ thống đào tạo bài bản, chuyên sâu về kỹ thuật và quy trình sản xuất phim vẫn còn là một khoảng trống trong giáo dục đại học tại Việt Nam.
Từ giấc mơ trường quay đến tầm nhìn toàn cầu
Hiện nay, phần lớn các bạn trẻ có đam mê theo đuổi nghề làm phim thường phải tìm đến các khóa học ngắn hạn – vốn chỉ tập trung vào kỹ năng cơ bản, chưa chú trọng tính hệ thống, tính quản trị, chiều sâu về tư duy sáng tạo, cũng như khả năng làm việc chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế. Lý do đến từ việc số lượng các chương trình đào tạo chính quy, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và cập nhật với tiêu chuẩn ngành vẫn còn rất hạn chế.
Nhằm giải quyết khoảng trống này và đáp ứng nhu cầu thị trường, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã phát triển chương trình Cử nhân Sản xuất phim và Truyền thông, được thiết kế với định hướng quốc tế, tích hợp chặt chẽ giữa nền tảng học thuật vững chắc và trải nghiệm thực tiễn toàn diện.

Điểm khác biệt cốt lõi của chương trình đến từ cách tiếp cận toàn diện: mỗi sinh viên không chỉ được rèn luyện kỹ năng kỹ thuật bài bản trong từng khâu của quy trình sản xuất, mà còn được trang bị tư duy chiến lược, năng lực lãnh đạo dự án và quản lý đội ngũ sản xuất – những yếu tố sống còn để vươn xa trong một ngành công nghiệp ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Trong môi trường đào tạo quốc tế hoàn toàn bằng tiếng Anh, sinh viên sẽ học cách tư duy như một nhà sản xuất toàn cầu: biết cân bằng giữa sáng tạo nghệ thuật và yếu tố thương mại, biết sử dụng dữ liệu và công nghệ để mở rộng không gian sáng tạo, đồng thời biết vận hành dự án ở quy mô khu vực và quốc tế.
Chương trình tạo cơ hội cho sinh viên không chỉ gia nhập thị trường lao động trong nước, mà còn trở thành ứng viên sáng giá trong các tập đoàn truyền thông quốc tế, các studio sản xuất toàn cầu, hoặc thậm chí khởi nghiệp với những mô hình sáng tạo riêng biệt. Bên cạnh đó, sinh viên còn được mở rộng cơ hội việc làm thông qua các dự án thực tế, kỳ thực tập, tham quan doanh nghiệp và gặp gỡ các chuyên gia đầu ngành, từ đó giúp các bạn trẻ sẵn sàng bước vào ngành với bộ hồ sơ năng lực chuyên nghiệp, tư duy chiến lược cùng tấm bằng Anh Quốc được công nhận toàn cầu.

Tiến sĩ Paul D.J. Moody, Trưởng Khoa Truyền thông & Sáng tạo tại BUV chia sẻ: "Việt Nam là một thị trường trẻ, năng động với 100 triệu dân, sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất phim và truyền thông. Mục tiêu của chương trình tại BUV hướng tới việc đào tạo một thế hệ sáng tạo mới có khả năng giữ vai trò chủ chốt tại thị trường Việt Nam, Đông Nam Á và xa hơn nữa trên bình diện quốc tế.".
PV