Một góc Lào Cai.
Trong đó, đáng chú ý là dự án Khu đô thị Đầm Xanh tại xã Giới Phiên (cũ) có diện tích lên tới 82,66 ha, lớn nhất trong danh sách và sẽ triển khai đấu thầu trong năm 2025–2026, với thời gian chuẩn bị hồ sơ kéo dài 12 tháng sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
Các khu đất còn lại bao gồm: Khu đô thị trên trục Nguyễn Tất Thành, phường Yên Thịnh (cũ) 15,5 ha; Khu đô thị mới phường Hợp Minh (cũ) 22,96 ha; Khu đô thị tại phường Yên Ninh (cũ) 24 ha; Khu đô thị khu vực Công ty CP Khoáng sản VPG, phường Minh Tân (cũ) 10,67 ha; Khu đô thị mới xã Giới Phiên (cũ) 56,7 ha.
Tất cả các dự án đều dự kiến tổ chức đấu thầu trong giai đoạn 2025–2026, trong thời hạn 6 đến 12 tháng kể từ khi điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Việc công khai danh sách đấu thầu này là bước cụ thể hóa Nghị quyết 49/NQ-HĐND ngày 20/6/2025 của HĐND tỉnh Yên Bái (cũ), nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ theo định hướng quy hoạch thành phố Yên Bái đến năm 2040, tầm nhìn 2050.
Sau sắp xếp, nhiều địa phương quen thuộc tại Yên Bái (cũ) sẽ không còn tên trên bản đồ hành chính, thay vào đó là những đơn vị mới được hình thành từ việc sáp nhập hàng loạt xã, phường. Cụ thể, huyện Mù Cang Chải sẽ chỉ còn 7 xã, trong đó đáng chú ý là xã Tú Lệ mới, hình thành từ việc sáp nhập xã Cao Phạ và xã Tú Lệ của huyện Văn Chấn. Huyện Trạm Tấu cũng thu gọn chỉ còn 4 xã.
Thị xã Nghĩa Lộ sẽ có 3 phường và 1 xã. Văn Chấn còn 7 xã, Văn Yên 9 xã, Lục Yên 6 xã, Yên Bình 5 xã.
TP Yên Bái được tổ chức lại chỉ còn 4 phường, còn Trấn Yên còn 5 xã. Riêng 6 xã thuộc vùng cao, vùng đặc thù như Chế Tạo, Nậm Có, Lao Chải (Mù Cang Chải); Tà Xi Láng (Trạm Tấu); Cát Thịnh (Văn Chấn) và Phong Dụ Thượng (Văn Yên) được giữ nguyên do yếu tố địa bàn và dân cư.
Tâm An