Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Các Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Nội vụ; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp; Giao thông vận tải; Quốc phòng; Công an; Tài chính; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Quy hoạch, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.
Theo Quyết định, Hội đồng thẩm định hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được Chính phủ thông qua.
Bộ Nội vụ là cơ quan Thường trực của Hội đồng, tổng hợp, dự thảo kết quả thẩm định của Hội đồng bảo đảm đúng quy định của pháp luật, báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Nội vụ và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 891 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm Thủ đô Hà Nội, TP. HCM (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).
8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).
Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 13 thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sớm nhất trong 8 tỉnh trên vào năm 2025, theo Quyết định số 1745 ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Diệu Trang