Luật Thừa Kế Đất Đai Không Di Chúc Mới Nhất Cập Nhật 2024

Thứ tư, 04/12/2024 - 13:24

Luật thừa kế đất đai không di chúc mới nhất đã có rất nhiều thay đổi so với trước kia. Việc nắm vững các quy định về luật thừa kế đất đai không chỉ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình mà còn tránh được các rắc rối pháp lý không đáng có xảy ra. Vậy quy định mới nhất về luật thừa kế đất đai không có di chúc như thế nào? 


1. Những Điều Cần Biết Về Thừa Kế Đất Đai Không Di Chúc

Khái Niệm Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc

Thừa kế là quá trình chuyển giao tài sản từ người quá cố cho người còn sống, có thể thực hiện theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế không di chúc là tên gọi khác của thừa kế theo pháp luật. Thừa kế đất đai không di chúc là việc chuyển giao quyền sở hữu đất đai theo quy định của pháp luật khi không có di chúc. Vậy, sự khác biệt giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế không theo di chúc là gì?

thừa kế đất đai
Thừa kế đất đai quy định như thế nào về người được nhận thừa kế? Ảnh: Công chứng Nguyễn Huệ

Cách Phân Biệt Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc Và Có Di Chúc

Khái niệm:

  • Thừa kế tài sản theo di chúc là việc thực hiện ý chí và nguyện vọng của cá nhân người đã mất, muốn chuyển giao lại tài sản của mình cho người khác. 
  • Thừa kế không có di chúc là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế quy định trong Luật Thừa kế, áp dụng đối với tài sản đất đai khi không có di chúc.
  • Thừa kế theo di chúc: Là người thành viên đủ điều kiện để lập di chúc theo quy định của Bộ Luật dân sự. Khi lập di chúc, người lập phải có đầy đủ năng lực hành vi, tỉnh táo và sáng suốt, đồng thời việc lập di chúc phải là tự nguyện, không bị ép buộc, đe dọa hoặc lừa dối. Bên cạnh đó, những người từ 15 đến dưới 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật.
  • Thừa kế không theo di chúc: Di chúc không được lập, do đó, các vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản sẽ do pháp luật quy định theo Luật thừa kế không di chúc. 

Hình thức

  • Thừa kế có di chúc: Có hai hình thức lập di chúc là di chúc lập bằng văn bản, có thể là văn bản viết tay hoặc văn bản đánh máy hoặc bằng lời nói. 
  • Thừa kế không theo di chúc: Phân chia tài sản dựa trên văn bản thỏa thuận phân chia tài sản giữa những người đồng thừa kế đất đai theo quy định pháp luật. 

2. Quy Định Về Luật Thừa Kế Đất Đai Không Di Chúc Mới Nhất

Luật thừa kế đất đai không di chúc quy định rõ ràng về hàng thừa kế và điều kiện để được hưởng thừa kế đất đai từ người đã mất. Việc tuân thủ theo quy định này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người được thừa kế, mà còn tuân thủ theo đúng pháp luật, tránh các tranh chấp phát sinh. 

Quy Định Về Hàng Thừa Kế Trong Luật Thừa Kế Đất Đai Không Di Chúc

Theo quy định, người thừa kế được chia làm 3 hàng. Trong đó, những người cùng hàng được được hưởng phần thừa kế dựa trên nguyên tắc bình đẳng với nhau, chỉ khi không còn người thừa kế ở hàng trên thì người thừa kế ở hàng dưới mới được hưởng tài sản thừa kế. 

Các hàng thừa kế theo quy định như sau: 

Hàng thừa kế đầu tiên:

  • Vợ hoặc chồng: Là người kết hôn hợp pháp với người đã mất. 
  • Cha mẹ: Bao gồm cả cha mẹ sinh ra và cha mẹ nhận nuôi. 
  • Con cái: Bao gồm cả con cái sinh ra và con cái nhận nuôi. 
  • Ví dụ: Trường hợp ông A mất nhưng không để lại di chúc, theo luật thừa kế đất đai không di chúc mới nhất, hàng thừa kế đầu tiên là: vợ của ông A, cha mẹ ông A và con cái ông A nếu có. 

Hàng thừa kế thứ 2:

  • Ông bà: Ông bà nội sinh ra bố và ông bà ngoại sinh ra mẹ của người đã mất.
  • Anh chị em ruột thịt với người đã mất.
  • Cháu ruột là những người gọi người đã mất là ông/bà nội/ngoại.
  • Ví dụ với trường hợp trên: Ông A đã mất nhưng không có vợ chồng, con cái và cha mẹ thì tài sản thừa kế sẽ được trao lại cho ông bà, anh chị em ruột và cháu ruột của ông A. 

Hàng thừa kế thứ 3:

  • Cụ nội hoặc cụ ngoại, cô dì chú bác ruột. 
  • Cháu ruột: Những người gọi người đã mất là bác, chú, cậu, cô.
  • Chắt ruột: Con của cháu ruột.
thừa kế đất đai không di chúc
3 hàng thừa kế theo Luật thừa kế không di chúc. Ảnh: Luật sư Phú

Điều Kiện Để Được Hưởng Thừa Kế

Luật thừa kế đất đai không di chúc chỉ có thể được áp dụng trong các trường hợp sau đây: 

  • Trường hợp 1: Người để lại tài sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng di chúc đó không đảm bảo đúng về mặt pháp lý. 
  • Trường hợp 2: Người được chỉ định làm người thừa kế trong di chúc qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc.
  • Trường hợp 3: Tổ chức được hưởng tài sản thừa kế đã ngừng hoạt động. 
  • Trường hợp 4: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc đã lập nhưng không đủ điều kiện để được hưởng thừa kế đất đai theo quy định của pháp luật hoặc không có tư cách thừa kế lại phần di sản của người đã mất. 


3. Thủ Tục Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc 

Luật thừa kế đất đai không di chúc mới nhất quy định về thủ tục thừa kế đất đai. 

Khi một người sở hữu đất đai qua đời mà không để lại di chúc, việc phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thừa kế. Thủ tục thừa kế đất đai trong trường hợp này thường phức tạp hơn so với trường hợp có di chúc, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Danh Sách Giấy Tờ Cần Thiết

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ dưới đây để đảm bảo quá trình nhận thừa kế đất đai được thuận lợi: 

Giấy tờ cá nhân của người nhận thừa kế đất đai: 

  • Bản sao CCCD/Hộ Chiếu còn thời hạn sử dụng. 
  • Bản sao công chứng Giấy khai sinh. 
  • Bản sao có công chứng đăng ký kết hôn (nếu có).
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 
  • Sơ yếu lý lịch Đảng viên (trong trường hợp người thừa kế là Đảng viên). 
  • Giấy tờ cá nhân của người đã mất: Bản sao giấy chứng tử của người đã mất và những người ở hàng thừa kế khác nếu có. 

Giấy tờ liên quan đến tài sản: 

  • Sổ đỏ hoặc sổ hồng của đất đai. 
  • Giấy đăng ký xe… 
  • Các giấy tờ pháp lý khác: 
  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu. 
  • Dự thảo thỏa thuận phân chia tài sản nếu có. 

Nơi Nộp Hồ Sơ

Để hoàn tất thủ tục thừa kế, người được thừa kế mang văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đến văn phòng công chứng gần nhất để làm thủ tục công chứng. 

thừa kế đất đai
Người thừa kế cần nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định. Ảnh: luatkhangtri

Các Bước Chia Đất Đai Thừa Kế Không Di Chúc

Bước 1: Người được thừa kế chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã nêu ở Mục 1 để nộp cho văn phòng công chứng. 

Bước 2: Công chứng viên sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ sau đó niêm yết văn bản tại trụ sở UBND xã trong vòng 15 ngày làm việc.

Bước 3: Người được thừa kế đất đai theo quy định của luật thừa kế đất đai cần ký vào giấy tờ thỏa thuận phân chia đất đai hoặc khai nhận di sản của người đã mất theo quy định. 

Bước 4: Sau khi thực hiện đối chiếu tính chính xác của bản sao giấy tờ, công chứng viên tiến hành công chứng và cấp giấy chứng nhận trong vòng 2-10 ngày làm việc. 

Chi Phí Công Chứng Và Thù Lao Công Chứng

  • Chi phí công chứng: Không cố định, được định giá dựa trên giá trị tài sản thừa kế theo Điều 4 tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC. 
  • Thù lao công chứng: Bên cạnh phí công chứng, người được hưởng thừa kế đất đai cần phải trả một số tiền nhỉ là thù lao cho công chứng viên như: phô tô giấy tờ và các tài liệu cần thiết khi trước khi thực hiện công chứng đất đai thừa kế, soạn thảo văn bản và thực hiện niêm yết công khai trên UBND cấp xã, hoặc trả thù lao cho công chứng viên trong trường hợp người này phải làm việc ngoài giờ hoặc công chứng ngoài trụ sở… 

Tóm lại, khoản chi phí công chứng cho văn bản thừa kế đất đai không di chúc không cố định ở một mức cụ thể. Do đó, bạn cần liên hệ trực tiếp với văn phòng công chứng nơi mình làm thủ tục để biết chính xác thông tin. 

4. Những Vấn Đề Thường Gặp Về Thừa Kế Đất Đai Không Di Chúc

Việc thừa kế đất đai không di chúc là vấn đề pháp lý rất quan trọng và phức tạp, có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện phân chia di sản. Dưới đây là những vấn đề thường gặp về việc xử lý tài sản là đất đai không có di chúc.

Tranh Chấp Người Thừa Kế Đất Đai

Trong trường hợp không có di chúc, người thừa kế đất đai đã được quy định rõ ràng như Mục 2 của bài viết theo Luật thừa kế đất đai không di chúc. Tuy nhiên, trong cùng một hàng thừa kế, có thể xảy ra tranh chấp do có quá nhiều người hoặc có sự không rõ ràng trong mối quan hệ với người đã mất.

 lập di chúc hợp pháp
Nên lập di chúc hợp pháp để tránh các mâu thuẫn nội bộ có thể xảy ra. Ảnh: Luật sư X

Chia Tài Sản Không Công Bằng

Việc chia đất đai theo quy định của pháp luật có thể gây ra nhiều bất đồng trong gia đình, đặc biệt khi những người thừa kế không hòa thuận với nhau. Từ đó xảy ra việc tranh giành quyền lợi giữa những người được hưởng thừa kế. 

Đặc biệt, khi có quá nhiều người thừa kế, việc phân chia đất đai có thể gặp khó khăn nếu không đạt được thỏa thuận. Từ đó, những người thừa kế phải ra tòa để phân xử, gây tốn kém thời gian và tiền bạc, mâu thuẫn nội bộ gia đình. 

Trường hợp quyền sử dụng đất không rõ ràng hoặc đất bị thay đổi mục đích sử dụng như đã bị chuyển nhượng, hoặc thế chấp thì việc xác định quyền sở hữu đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

Thủ Tục Hành Chính, Hồ Sơ Giải Quyết Phức Tạp

Quá trình thừa kế đất đai nếu không có di chúc phải thực hiện các thủ tục hành chính khá phức tạp, điều này có thể kéo dài thời gian và làm phát sinh nhiều chi phí liên quan. 

Do đó, trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc, những người có quyền thừa kế đất đai theo quy định của luật thừa kế cần bàn bạc để đi đến thống nhất về việc phân chia tài sản sao cho hợp lý. Trong trường hợp không thể có tiếng nói chung, các bên nên tìm đến sự tư vấn của luật sư có chuyên môn về đất đai, thừa kế để đảm bảo quyền lợi cho mình. 

Tóm lại, luật thừa kế đất đai không di chúc đã quy định rõ ràng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thừa hưởng tài sản cho người thừa kế. Tuy nhiên, việc thừa kế không di chúc thường xảy ra nhiều tranh chấp phức tạp, từ việc xác định người thừa kế đến việc phân chia tài sản thừa kế. Do đó, để tránh những rắc rối có thể xảy ra, việc lập di chúc là vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. 


Huyền Anh