Thai phụ không được tự ý dùng thuốc uống để hạ đường huyết; chỉ được tiêm insulin trong trường hợp cần thiết và theo đúng y lệnh.
Khám mắt, thận 3 tháng/lần
Ai bình yên cho nổi khi biết mình bị bệnh đái tháo đường trong lúc mang thai? Bà mẹ nào không lo con sinh ra cũng bị bệnh đái tháo đường và thai kỳ gặp khó khăn do tác hại của tình trạng tăng đường huyết. Đáng tiếc, vì nếu được giải thích tường tận thì thai phụ không cần phải trăn trở đến thế, vì lẽ:
- Bệnh đái tháo đường không có tính di truyền tuyệt đối. Trẻ có cha hay mẹ mang bệnh đái tháo đường đúng là có cơ tạng dễ bị bệnh hơn người khác nhưng mắc bệnh hay không tùy thuộc nếp sinh hoạt của mỗi cá nhân.
- Thai kỳ đương nhiên phải được chú trọng nhiều hơn nếu so với đối tượng không bị đái tháo đường nhưng nói chung vẫn xuôi chèo mát mái nếu thai phụ trong suốt thai kỳ được theo dõi bởi thầy thuốc sản phụ khoa có kiến thức về bệnh đái tháo đường. Quan trọng hàng đầu trong suốt thai kỳ là làm sao ổn định đường huyết vì thai nhi cần lượng đường trong máu khá thấp để phát triển bình thường.
Theo dõi siêu âm mỗi tháng
Khi thai phụ có đường huyết vượt mức bình thường, cần lưu ý một sổ điểm sau:
- Đừng tăng cân hơn l kg mỗi tháng trong 6 tháng đầu. Trong 3 tháng cuối, đừng tăng hơn 500 g mỗi tuần. Đừng nghĩ phải cố ăn cho nhiều vì phải nuôi thêm miệng ăn trong bụng. Chất lượng quan trọng hơn số lượng, chỉ cần khẩu phần đầy đủ dưỡng chất. Sau khi tham vấn ý kiến của thầy thuốc, có thể bổ sung chất đạm gốc thực vật từ đậu nành, tảo spirulina.
- Đừng để thiếu canxi, sắt, kẽm và axít folic trong chế độ dinh dưỡng.
- Theo dõi siêu âm mỗi tháng để đánh giá trọng lượng của thai nhi. Nên nhớ đường huyết cao làm thai phụ tiểu nhiều khiến tăng nước ối, một trong các nguyên nhân thường gặp dẫn đến sẩy thai.
- Không được tự ý dùng thuốc uống để hạ đường huyết. Chỉ được tiêm insulin trong trường hợp cần thiết và theo đúng y lệnh.
- Nghỉ ngơi sớm hơn trước ngày vào phòng sinh, càng sớm càng tốt.
Thêm một điểm rất quan trọng là thai phụ đừng vì quá sợ bệnh đái tháo đường mà cử ngọt. Đừng quên không chỉ thai phụ mà thai nhi rất cần năng lượng để phát triển đồng đều trên cả hai mặt tâm - thể. Nói cách khác, quan trọng là làm sao đừng tụt đường huyết nhưng mặt khác đừng tích lũy đường trong máu quá lâu. Muốn vậy phải dùng cho hết, nghĩa là một mặt vẫn cung cấp chất đường đều đặn nhưng đừng vượt quá khả năng xử lý của tụy tạng để rồi đường huyết “góp gió thành bão” sau mỗi bữa ăn! Trên cơ sở vừa phân tích, thai phụ muốn thưởng thức món ngọt cho bớt thèm, chỉ cần đợi đến lúc đường huyết xuống thấp với khoảng cách giữa 2 bữa ăn càng xa càng tốt. Khi đó, người bệnh có thể yên tâm thưởng thức bữa cơm no bụng với món tráng miệng đang thèm mà không sợ đường huyết tăng cao.