Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi nhiễm covid-19

Thứ hai, 14/03/2022 - 11:13

TNV - Trước tình hình ca nhiễm Covid-19 chưa dừng lại và sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, thai phụ là đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng nề nếu mắc Covid-19. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, nhiều thai phụđược triển khai tiêm vaccine phòng ngừa, nhờ đó các ca nhiễm diễn biến nặng đã giảm, thai phụ cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng và sợ hãi khi nhiễm Covid-19.

Khi mang thai, tử cung to hơn, sẽ đẩy cơ hoành lên cao, khiến dung tích phổi giảm xuống, và việc hô hấpcủa thai phụ sẽ bị cản trở, dẫn đến nhu cầu oxy của thai phụ cao hơn người bình thường. Thêm vào đó, cơ thể thai phụ sẽ có hiện tượng giữ nước gây nên tình trạng phù niêm mạc đường hô hấp trên, khiến đường hô hấp trên dễ bị tổn thương.

Khách hàng được hướng dẫn cân đo trước khám

Chính vì thế, khi nhiễm Covid-19, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng lâm sàng, tình trạng thai nhi… một cách chủ động để can thiệp xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.

Khi được cách ly điều trị tại nhà, thai phụ cần:

- Đeo khẩu trang thường xuyên, thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.

- Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…

- Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường từ 36 – 37 độ C, sốt nhẹ từ 37 - 38 độ C, sốt vừa 38 - 39 độ C, sốt cao 39 - 40 độ C, sốt quá cao trên 40 độ C. Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.

- Thường xuyên cặp nhiệt độ, tuy là triệu chứng nhẹ nhưng thai phụ cũng cần đo SpO2 (máy đo nồng độ oxy trong máu) 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. SpO2 > 96% để đảm bảo cung cấp oxy cho bé.

Khách hàng được tiếp đón tư vấn trước khi khám.

Thai phụ cần phải đến viện theo dõi, điều trị hoặc có thể phải cấp cứu khi mắc các triệu chứng nặng sau:

- Khó thở: Tần số thở > 20 lần/phút và hoặc SpO2 < 96%; cảm giác đau tức ngực; gắng sức để thở; chân tay lạnh;

- Sốt > 38,5 độ C đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ, sốt kéo dài quá 3 ngày không hạ nhiệt độ;

- Buồn nôn, nôn nhiều (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ);

- Đi ngoài kéo dài không cầm, nguy cơ mất nước;

- Ho kéo dài, khó cắt cơn ảnh hưởng tới ngủ nghỉ, thai nhi nhưng dùng các biện pháp không đỡ;

- Các biểu hiện bất thường như xuất hiện cơn co tử cung bất thường, cử động thai nhiều/ít quá mức so với bình thường…

- Có máu bất thường qua âm đạo - dịch hồng…

Thai phụ được đo tim thai đánh giá sức khỏe thai nhi và hướng dẫn đếm cử động thai.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đa số trường hợp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau nhiễm Covid-19, tuy nhiên có khoảng 10-20% trường hợp có triệu chứng Covid-19 kéo dài ở mức độ từ nhẹ đến nặng, gọi là di chứng hậu Covid-19.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khỏi bệnh từ vài tuần đến vài tháng vẫn có nguy cơ đối mặt với hàng loạt triệu chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, ho kéo dài, đau khớp, rụng tóc, tim đập nhanh, đánh trống ngực… Một số trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, tiêu chảy, rối loạn vị giác, khứu giác…

Ngoài ra, bệnh nhân giai đoạn hậu Covid-19 cũng có thể gặp các di chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, lo âu, trầm cảm, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ, mau quên, nhạy cảm…

Thai phụ cần tiêm vắc xin phòng Covid-19, giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ để bé sinh ra được khỏe mạnh.

Hậu Covid, thai phụ cần khám thai để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi

Hậu Covid-19 thai phụ cần chú ý điều gì?

Giai đoạn hậu Covid-19 mẹ bầu cần tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe để sớm hồi phục sức khỏe toàn diện.

• Tập hít thở: Tập hít sâu bằng mũi, giữ hơi thở lại trong lồng ngực, sau đó thở ra nhẹ nhàng bằng miệng, chậm rãi, cần tập nhiều lần trong ngày để giúp phổi hoạt động tốt hơn

• Tập thể dục: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Góc thư giãn cung cấp bánh, kẹo, sữa, trà, cà phê….cho khách hàng khám tại BVPS MêKông

• Bổ sung dinh dưỡng: Tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp nhanh hồi phục và đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi.

• Tâm lý: Thai phụ nên ngủ đủ giấc, nghe nhạc thư giãn và nói chuyện với gia đình, bạn bè để giữ tinh thần vui vẻ, tích cực.

BS khám và tư vấn các trường hợp hậu covid đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi

Khi thai phụ nhiễm Covid 19, lo lắng không biết cần phải làm gì tiếp theo, cần được tư vấn, hãy liên hệ với BVPS MêKông, bệnh viện sẽ luôn đồng hành cùng bạn. Hotline Bênh viện 19006113 hoặc083.5120697

PV