Một số người cho rằng, sở dĩ Nhật Bản có thể đạt được mức tăng chiều cao trung bình của toàn dân là vì sau chiến tranh, tất cả các trường tiểu học đều cung cấp cho học sinh một chai sữa mỗi ngày.
Có người cho rằng sữa chỉ là cách tiếp thị của phương Tây, thể chất của người châu Á không thích hợp uống sữa chút nào vì sẽ gây ung thư gan. Vậy thực ra uống sữa giúp tăng cường miễn dịch, giữ gìn sức khỏe hay là nguyên nhân khiến bệnh tật ghé thăm?
Mỗi ngày uống 1 ly sữa, 2 vợ chồng lần lượt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan
Vợ chồng ông Wu (Quảng Đông, Trung Quốc) rất chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe sau khi nghỉ hưu. Họ thường uống một ly sữa mỗi ngày và ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Dù vậy, cơ thể dường như không khá hơn theo chế độ chăm sóc sức khỏe này. Gần đây, 2 vợ chồng ông luôn cảm thấy mệt mỏi rõ rệt, chất lượng giấc ngủ kém đi và không có cảm giác thèm ăn.
2 vợ chồng thực sự lo lắng, đến bệnh viện kiểm tra thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Điều đó khiến họ thấy rất khó chấp nhận. Họ rất quan tâm đến sức khỏe, sao vẫn có thể mắc bệnh ung thư?
Hóa ra, cặp vợ chồng già rất tiết kiệm, thường đến siêu thị mua đồ ăn sắp hết hạn, trong đó có cả sữa. Mua với số lượng lớn, họ không thể ăn uống hết trong thời gian ngắn. Sau khi hết hạn, họ chọn cách hâm nóng lại trước khi ăn vì nghĩ nó an toàn.
BS Triệu Hào (chuyên điều trị ICU, Bệnh viện Zhujiang, Quảng Đông, Trung Quốc), cho biết sữa rất giàu protein và dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc. Sau khi uống sữa hỏng, nhiều người già sẽ không được khỏe mạnh như người trẻ, dễ gặp các tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy...
Ngoài việc thường xuyên uống sữa hết hạn, trong gia đình họ còn có tiền sử mắc bệnh ung thư gan.
BS Wang Zaiguo (Hiệp hội chống ung thư tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) cho biết, mặc dù ung thư gan không phải do di truyền nhưng trong gia đình có người bị thì nguy cơ mắc của các thành viên còn lại cũng cao hơn. Đó là lý do những người có tiền sử bệnh lý liên quan trong gia đình sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Có thể thấy, mấu chốt chẩn đoán ung thư gan của vợ chồng ông Wu có thể do thói quen ăn uống sai lầm cũng như tiền sử bệnh tật của gia đình.
Sữa có phải là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư gan không?
Nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi khi thấy thông tin sữa có thể gây ung thư gan. Thực tế, nhận định này không hề có căn cứ.
Đại học Bắc Kinh, Viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Oxford đã cùng nhau thực hiện một nghiên cứu với hơn 510.000 đối tượng. Các đối tượng được chia thành 3 nhóm tùy theo lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa của họ. Cụ thể là nhóm tiêu thụ thường xuyên ít nhất một lần một tuần, nhóm tiêu thụ hàng tháng và nhóm không bao giờ hoặc hiếm khi uống.
Qua so sánh, người ta thấy rằng những đối tượng thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và ung thư vú tăng đáng kể. Ăn thêm 50g mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ lần lượt là 12% và 17%.
Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên điều tra mối liên hệ giữa các sản phẩm sữa và nguy cơ ung thư ở người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, những kết quả này không thể chứng minh được nguyên nhân và kết quả. Do vậy, vì nhu cầu bổ sung protein, vitamin và các chất khác nên việc từ chối tiêu thụ sữa là điều hoàn toàn sai lầm.
Tuy nhiên, BS Yu Youming (Trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc), cũng chỉ ra rằng thực sự có một số người không thích hợp uống sữa.
Những người nào không nên uống sữa?
1. Người mắc bệnh đường tiêu hóa
Những người bị loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và các trường hợp cấp cứu khác về đường tiêu hóa không nên uống sữa. Sữa có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
2. Người không dung nạp lactose
Những người không dung nạp lactose không thể chuyển hóa và tiêu hóa lactose trong sữa kịp thời. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống.
3. Mới phẫu thuật vùng bụng
Chức năng tiêu hóa của nhóm người này vẫn chưa hồi phục sau phẫu thuật. Bản thân protein trong sữa là một loại protein phân tử cao, dễ sinh ra khí trong quá trình tiêu hóa và làm trầm trọng thêm triệu chứng đầy hơi.
Khi uống sữa cần chú ý điều gì?
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có một số chi tiết cần chú ý khi uống. Những sai lầm này lại dễ mắc phải, khiến bạn khó duy trì lối sống xanh, sống lành mạnh. Vì vậy phải loại bỏ ngay.
1. Uống sữa khi bụng đói
Sữa cần được phân hủy ở ruột non nhờ enzyme lactase. Nhiều người trưởng thành hiện nay thiếu lactase trong ruột non, khiến lactose đi thẳng vào ruột già và bị E. coli lên men, phân hủy sinh ra khí, dễ gây tiêu chảy cùng các triệu chứng khó chịu khác.
Tốt nhất nên kết hợp nó với thức ăn đặc khi uống sữa để giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng khó chịu.
2. Làm nóng và đông lạnh sữa
Các chuyên gia khuyên nên uống sữa ở nhiệt độ phòng. Nếu muốn uống nóng, bạn có thể ngâm cốc sữa vào nước nóng.
Khi sữa được đun nóng trên 70 độ, protein và vitamin trong sữa có thể bị biến tính, dẫn đến mất chất dinh dưỡng. Sữa đông lạnh cũng dễ dẫn đến biến tính protein và phân tầng chất béo, không có lợi cho việc cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
3. Đừng uống nhầm sữa "giả"
Khi uống sữa, nên chọn sữa nguyên chất thay vì những loại sữa được gọi là sữa ngũ cốc, sữa ăn sáng, sữa óc chó... Mặc dù những sản phẩm từ sữa này có chữ "sữa" nhưng về cơ bản chúng là đồ uống có chứa chút sữa mà thôi. Giá trị dinh dưỡng của nó thấp hơn nhiều so với sữa nguyên chất và có rất nhiều chất phụ gia.
4. Không uống quá nhiều sữa
Người trưởng thành có thể uống 300-500 lít sữa mỗi ngày. Uống quá nhiều dễ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các khoáng chất khác của cơ thể, gây bất lợi cho sức khỏe.
5. Không uống sữa tươi
Nhiều người cho rằng sữa tươi vừa vắt ra tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, họ không biết rằng loại sữa này chưa trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, có thể chứa vi khuẩn như E. coli và Salmonella.
Bản thân sữa là một loại thức uống có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn cẩn thận không uống sữa hết hạn và chú ý đến cách uống thì sẽ không sợ rủi ro sức khỏe.
Tuấn Minh