TNV - Với quan điểm phát triển sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa tri thức bản địa theo hướng kinh tế tuần hoàn thông minh, bảo đảm sinh thái bền vững, gắn với chiến lược xây dựng thương hiệu “03 con - 02 cây - 01 điểm đến” (con lợn Móng Cái, con bò thịt, con tôm thẻ chân trắng; cây khoai lang, cây dược liệu; điểm đến khu du lịch quốc gia Trà Cổ) . Hiện thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang ưu tiên khuyến khích đầu tư các dự án trọng điểm phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi.
Phường Bình Ngọc khai trương điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm nông thủy sản ngày 20/4/2024 nhân dịp thành phố Móng Cái tổ chức “Hành trình khám phá biển đảo nơi địa đầu vùng Đông Bắc”.
Theo đó, trong 04 tháng đầu năm 2024 đang có 06 dự án phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi được thành phố Móng Cái đẩy mạnh khuyến khích kêu gọi đầu tư và triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ. Gồm: Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch biên giới, du lịch tâm linh tại 2 xã: Hải SơnvàBắc Sơn; Xây dựng Nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm Khoai lang Móng Cái;
Dự án mô hình mẫu chuỗi sản xuất - tiêu thụ dược liệu tại xã Bắc Sơn; Phát triển chuỗi giá trị thịt bò hữu cơ Phú Lâm gắn với kinh tế tuần hoàn; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm thịt lợn Móng Cái theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; vàPhát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm thẻ chân trắng bền vững tại Móng Cái đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu.
Đồng thời, các đơn vị, doanh nghiệp cũng đang hoàn thiện để nâng cấp chất lượng sản phẩm và đang lập dự án để thực hiện các dự án nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm Lợn Móng Cái, ghẹ Trà Cổ, sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị, sản phẩm khoai lang Móng Cái... theo các chuỗi giá trị đã được phê duyệt tại đề án OCOP của Thành phố.
P hát triển chuỗi giá trị thịt bò hữu cơ Phú Lâm gắn với kinh tế tuần hoàn tại xã Quảng Nghĩa.
Xây dựng thí điểm mô hình chuỗi giá trị sản phẩm
Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợnhằm tạo động lực giúp các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể như: Hỗ trợ Công ty TNHH Trí Lực kết nối với các chủ thể OCOP khai trương chuỗi nhà hàng ẩm thực chế biến sản phẩm Lợn Móng Cái và khu trưng bày bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của địa phương tại khu du lịch SaVĩ (phường Trà Cổ) với quy mô 08 gian để phục vụ khách du lịch từ cuối tháng 3/2023; Hỗ trợ Công ty cổ phần Quốc tế Ngọc Hà khai trương điểm trưng bày sản phẩm OCOP tại xã Bắc Sơn góp phần phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại 02 xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại;..
Mặt khác, Ban Chỉ đạo OCOP Thành phố đã phối hợp với Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ trong tỉnh hướng dẫn các chủ thể tiếp cận kênh bán hàng thương mại điện tử, đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, tập trung là 02 sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn. Kết quả có 04 chủ thể OCOP thuộc Móng Cái xây dựng Website riêng để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, gồm: Công ty cổ phần Quốc tế Ngọc Hà; Công ty TNHH Phú Lâm; HTX nông nghiệp hữu cơ An Lộc; HTX giò chả Quang Dần.
Hộ gia đình bà Lại (khu 2, phường Bình Ngọc) – phát triển diện tích trồng khoai lang cho thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
Được biết, trong năm 2024, thành phố Móng Cái dự kiến phấn đấu phát triển mới 07 sản phẩm OCOP, 01 sản phẩm tiềm năng 05 sao, phát triển mới ít nhất 01 đơn vị tham gia chương trình OCOP. Tính đến tháng 4/2024, Móng Cái có 08 chủ thể sản xuất, kinh doanh đã tham gia OCOP với tổng số 29 sản phẩm đã được phê duyệt thương hiệu và gắn sao, trong đó: Sản phẩm đạt 4 sao: 04 sản phẩm; sản phẩm đạt 3 sao: 25 sản phẩm.
Cùngđó, Thànhphốtiếptụclựachọncác sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của địa phương để xây dựng thí điểm mô hình chuỗi giá trị sản phẩm trong chương trình OCOP: Lợn Móng Cái, nước mắm truyền thống, ghẹ Trà Cổ, tôm thẻ chân trắng, dược liệu; phối hợp xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Khoai lang Móng Cái, dự kiến năm 2025 sẽ được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm này... Trong đó dự án phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện doanh nghiệp đang triển khai các bước để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ dự án.
Tiếp đến là thu hút đầu tư sản xuất Khoai lang tập trung, tại xã Hải Đông. Dự án này đang thực hiện trồng 10ha khoai mô hình mẫu bằng việc áp dụng công nghệ vi sinh MICROBIO AL theo hướng an toàn, kinh tế xanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại Quốc tế Âu Lạc; mô hình này thực hiện hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị thương hiệu của sản phẩm Khoai lang Móng Cái.
Khuyến khích các đơn vị tham gia đa dạng hóa sản phẩm chế biến
Thông tin rõ hơn về việc triển khai các dự án phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi, Ban Chỉ đạo OCOP Thành phố cho hay hiện đang thực hiện khởi động giai đoạn đầu được 03 chuỗi giá trị sản phẩm đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng, lợn Móng Cái, Khoai lang. Trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục hỗ trợ khuyến khích thu hút đầu tư đối với chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu, du lịch sinh thái và nuôi bò thịt theo mô hình kinh tế tuần hoàn, thông minh, giảm phát thải khí CO2, theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững. Dự kiến tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, mở rộng thị trường phấn đấu đến năm 2025 có 01 sản phẩm lợn Móng Cái đạt tiêu chuẩn OCOP 05 sao cấp quốc gia.
Khu trưng bày bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực tại khu du lịch SaVĩ, phường Trà Cổ.
Ngoài ra, Thành phố khuyến khích các đơn vị tham gia đa dạng hóa sản phẩm chế biến đặc biệt là sản phẩm chế biến từ lợn Móng Cái (xúc xích, lạp xườn, thịt nướng, thịt hun khói, sản phẩm dược liệu...), sản phẩm chế biến từ dược liệu, sản phẩm khoai lang Móng Cái, Trà Hoa vàng...nhằm nâng cao lượng tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm.
Trong đó, Thành phố tập trung thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên; tăng cường kết nối giữa các chủ thể sản xuất với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để thúc đẩy phát triển sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng với hệ thống các sản phẩm OCOP, thúc đẩy tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương.
Đề cập đến ưu điểm của Chương trình OCOP, Ban Chỉ đạo OCOP Thành phố khẳng định, Chương trình OCOP đã góp phần khôi phục một số sản phẩm đặc sản của Thành phố, dần dần nâng cao trình độ sản xuất, thương mại cho người nông dân tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra, bước đầu sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và có tính cạnh tranh trên thị trường.
Trung tâm gới thiệu sản phẩm OCOP tại xã biên giới Bắc Sơn
Phạm Quỳnh