Một số biện pháp xây dựng trường học số tại trường THPT Đức Hợp, tỉnh Hưng Yên

Thứ hai, 23/10/2023 - 15:40

TNV - Trường THPT Đức Hợp là một ngôi trường cấp 3 thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây là một ngôi trường có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, lên được rất nhiều các bậc phụ huynh và các em học sinh tin tưởng lựa chọn theo học. Trường THPT Đức Hợp - Hưng Yên đã có cơ sở vật chất ổn định, đội ngũ nhà giáo giỏi với chuyên môn nghiệp vụ cao, luôn tâm huyết với nghề.

Nhà trường nhận được nhiều danh hiệu cao quý như Trường chuẩn Quốc gia, Bằng Khen của Thủ tướng chính phủ, tỉnh Hưng Yên, Cờ thi đua và rất nhiều thành tích khác. Trong vài năm gần đây, trường THPT Đức Hợp đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt là những thay đổi về triết ký giáo dục;  phương pháp dạy và học, kiểm tra, thi cử phù hợp với những đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29.

Chuyển đổi số trong nhà trường cũng là một yếu tố cấp thiết trong thời đại công nghệ hiện nay. Việc áp dụng công nghệ số trong giáo dục có thể mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên và cả hệ thống giáo dục. Trước hết, chuyển đổi số trong nhà trường giúp tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập. Công nghệ số cho phép giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo và tương tác hơn, từ việc sử dụng bài giảng trực tuyến, video học tập, đến các ứng dụng và phần mềm giáo dục. Điều này giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách sinh động và thú vị hơn, từ đó nâng cao hiệu quả học tập của họ. Chuyển đổi số trong nhà trường cũng giúp tạo ra môi trường học tập phù hợp với thế hệ học sinh hiện đại. Học sinh ngày nay đã trở nên quen thuộc với công nghệ và sử dụng các thiết bị di động hàng ngày. Việc áp dụng công nghệ số trong giảng dạy và học tập giúp tạo ra một môi trường học tập thân thiện và hấp dẫn với học sinh, từ đó khuyến khích sự tham gia và tương tác tích cực của họ.

Như vậy, chuyển đổi số trong nhà trường cũng giúp nâng cao quản lý và tổ chức trong hệ thống giáo dục. Công nghệ số cho phép quản lý thông tin học sinh, điểm số, lịch trình giảng dạy và các hoạt động quản lý khác trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thiểu công việc thủ công và tăng cường khả năng quản lý và đánh giá của nhà trường.

Điểm danh học sinh bằng nhận diện khuôn mặt

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục. Kể từ năm học 2019-2020 lãnh đạo nhà trường đã có những biện pháp cụ thể như phát động phong trào Trao máy tính – Tặng tương lai; trang bị Wifi tới tất cả các phòng học, điểm danh bằng nhận diện khuôn mặt, ... nhằm trang bị cho các em học sinh và thầy cô môi trường học tập và giảng dạy hiện đại, chuyên nghiệp, tiến tới xây dựng trường học thông minh. Cũng trong năm học này, nhóm tác giả đã cụ thể các biện pháp xây dựng trường học số tại trường THPT Đức Hợp, Hưng Yên. Đây là sáng kiến đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt Sáng kiến cấp tỉnh năm 2021 theo quyết định số 84/QĐ-CTUBND ngày 12/01/2022. Sáng kiến là tổng hợp các biện pháp mà nhóm đã thực hiện tại trường THPT Đức Hợp và mang lại hiệu quả tích cực. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc sáng kiến gồm có ba phần:

Phần I . Cơ sở lí luận và thực tiễn về trường học số.

Phần II .Biện pháp xây dựng trường học số tại trường THPT Đức Hợp và kết quả đạt được sau khi triển khai thực hiện.

Phần III . Kết luận và khuyến nghị.

Sáng kiến đã áp dụng trong thực tế và giúp việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh của các nhà trường đạt hiệu quả cao, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp, tạo động lực cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong công tác cũng như trong học tập. Trong bối cảnh hiện nay việc áp dụng các biện pháp xây dựng trường học số do chúng tôi đề xuất đã mang lại hiệu quả tích cực cho nhiều nhà trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Thầy và trò nhà trường trong một giờ thực hành tin học.

Nội dung cơ bản của Sáng kiến là các hoạt động cụ thể của nhà trường trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, của Ngành tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh nhà trường về trường học số; Đề xuất biện pháp xây dựng trường học số tại trường THPT Đức Hợp như sau:

Kiện toàn tổ chức bộ phận phụ trách CNTT

Để triển khai công tác ứng dụng CNTT có hiệu quả, nhà trường đã phân công 01 đồng chí trong Ban giám hiệu và 01 cán bộ của trường đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT dựa trên phương trâm giao đúng người, làm đúng việc. Trong 3 năm đầu, chúng tôi đã tạo được trên 4000 bài thông tin về trường, số lượng tìm kiếm trên google khoảng 20 triệu lượt/bài viết liên quan. Việc truyền thông đúng đắn, phù hợp đã giúp cho gia đình, nhà trường và học sinh gắn kết hơn. GV và PH , học sinh hiểu hơn về các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục

Ngay từ đầu năm học 2021-2022, nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục là tất yếu. Lãnh đạo trường đã kiện toàn tổ ứng dụng CNTT, tổ cộng tác viên Website, … kiện toàn nhóm chuyên gia, kiện toàn ban chuyên môn, kiện toàn ban kiểm tra nội bộ và tổ chức nhiều Hội thảo chuyên môn; Hội thảo ứng dụng CNTT trong dạy và học nhằm bồi dưỡng năng lực về CNTT  giáo viên.

Ž Ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Tập huấn, hướng dẫn giáo viên, học sinh nhà trường khai thác kho bài giảng E-Learning của Bộ GDĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, tạo App Quản lý giáo án, Quản lý nề nếp, …

Triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT

Một nội dung nằm trong kế hoạch xây dựng trường học số tại trường THPT Đức Hợp đó là tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, của cựu học sinh và phụ huynh nhà trường nhiệm vụ hoàn thiện cơ bản cơ sở vật chất phục vụ việc học phải được chuẩn bị từ sớm, từ xa đảm bảo thiết bị đáp ứng được yêu cầu chương trình GDPT 2018 tới đây. Với mong muốn các em học sinh được tiếp cận với công nghệ, bổ sung thêm phòng học cho bộ môn Tin học, hỗ trợ học Ngoại ngữ và chuẩn bị cho việc kiểm tra, thi trên máy tính. Những ngày đầu tháng 6/2020 BGH nhà trường đã quyết định kêu gọi sự chung tay, ủng hộ máy tính để bàn từ các cựu học sinh, các tập thể lớp đã ra trường thông qua Chương trình Trao máy tính - Tặng tương lai. Chương trình đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cựu học sinh và có sức lan tỏa lớn, trở thành cầu nối các thế hệ học sinh với nhau và với nhà trường. Kết thúc chương trình, BTC đã nhận được 68 bộ máy tính để bàn và xây dựng được 2 phòng máy khang trang, hiện đại.

Nhóm tác giả Sáng kiến chụp hình trong "Trao máy tính - Tặng tương lai" cho HS nhà trường

Bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Tập huấn bồi dưỡng tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên trong trường theo các nội dung:

- Kỹ năng sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học.

- Kỹ năng xây dựng bài giảng e-Learning, xây dựng sách giáo khoa điện tử; khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet…

- Kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản; kỹ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT; kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị CNTT phục vụ dạy học.

Triển khai ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ các hoạt động đoàn thể, các tổ chức hành chính trong trường. Triển khai sổ đầu bài điện tử ; phần mềm Thời khóa biểu tự động; phần mềm quản lý văn bản hành chính; phần mềm nghiệp vụ Công đoàn; Quản lý thiết bị online; phần mềm Quản lý Kế toán. Sáng kiến Biện pháp xây dựng trường học số tại trường trung học phổ thông Đức Hợp, tỉnh Hưng Yên là nghiên cứu mới, do nhóm tác giả trực tiếp nghiên cứu, áp dụng ở chính đơn vị mình đang quản lý, điều hành.

Những biện pháp đã triển khai đã đem lại hiệu quả, lợi ích và đạt được một số kết quả: CNTT gắn kết chặt chẽ nhà trường, gia đình, học sinh nên trong suốt một vài năm học gần đây nhà trường không phải xử lý một vụ việc nào liên quan tới xích mích giữa học sinh với học sinh. 100% GV đều có chứng chỉ tin học văn phòng; các em HS nhà trường cơ bản thành thạo về soạn thảo văn bản, làm bài thuyết minh thuyết trình ngày càng đẹp hơn và chuyên nghiệp hơn

Quang cảnh một buổi Họp kiểm định cấp trường (trước khi biện pháp trường học số được triển khai)

Chuyển đổi số trong nhà trường đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục đã nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Cải tiến phương pháp giảng dạy, sử dụng các thiết bị và dụng cụ hỗ trợ học tập, cùng việc tạo ra môi trường học tập kết nối đã mang lại trải nghiệm tốt hơn cho học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ, đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số. Năm học 2021-2022 là năm học tiếp theo nhà trường áp dụng các biện pháp xây dựng THS và triển khai sâu rộng ở khâu quản lý giảng dạy và học tập. Chúng tôi đã áp dụng CNTT vào việc quản lý nền nếp, quản lý đoàn viên thuận tiện trong báo cáo kết xuất thi đua hàng tuần, giảm được lượng lớn sổ sách, ghi chép. Thực hiện lộ trình xây dựng trường học số, tiến tới trường học thông minh. Năm học 2023-2024, chúng tôi đang triển khai xây dựng robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ quản lý nề nếp trong nhà trường tiến tới việc quản lý nề nếp chuyên nghiệp hơn. Robot này là một camera thu hình ảnh học sinh tại các góc của nhà trường và truyền về một máy chủ đặt tại văn phòng Đoàn thanh niên nhà trường, các thông tin về nề nếp học sinh, các vi phạm sẽ được hệ thống tự động xử lý và đưa ra kết quả thi đua các lớp hằng tuần.

Xây dựng các biện pháp chuyển đổi số trong nhà trường mang lại nhiều giá trị quan trọng. Dưới đây là một số giá trị của việc thực hiện đề tài này:

- Nâng cao chất lượng giáo dục: Chuyển đổi số trong nhà trường giúp cải thiện phương pháp giảng dạy và học tập, tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như học trực tuyến, sử dụng phần mềm giáo dục và ứng dụng di động. Điều này giúp học sinh và sinh viên tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả hơn và phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong thế giới kỹ thuật số.

- Tăng cường khả năng sáng tạo và phát triển cá nhân: Chuyển đổi số trong nhà trường tạo điều kiện cho học sinh và sinh viên thể hiện sự sáng tạo và phát triển cá nhân thông qua việc sử dụng các công cụ và nền tảng kỹ thuật số để tạo ra các sản phẩm và dự án. Điều này giúp phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng sáng tạo của học sinh và sinh viên.

- Tạo ra môi trường học tập tương tác và kết nối: Chuyển đổi số trong nhà trường mang lại một môi trường học tập tương tác và kết nối, trong đó học sinh và sinh viên có thể tương tác với nhau và giáo viên qua các nền tảng trực tuyến, diễn đàn, mạng xã hội giáo dục và các công cụ hỗ trợ học tập. Điều này giúp tạo ra sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng học tập và thúc đẩy học tập đồng thời và học tập theo nhóm.

- Tiết kiệm thời gian và tài nguyên: Chuyển đổi số trong nhà trường giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên bằng cách thực hiện quản lý học tập, quản lý dữ liệu và quản lý giáo dục thông qua các hệ thống và công nghệ kỹ thuật số. Điều này giúp giảm bớt công việc hành chính và tăng cường hiệu quả quản lý trong nhà trường.

- Chuẩn bị cho tương lai: Chuyển đổi số trong nhà trường giúp chuẩn bị cho tương lai của học sinh và sinh viên trong một thế giới ngày càng kỹ thuật số hóa. Việc làm quen với công nghệ và khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số giúp học sinh và sinh viên trở thành công dân toàn cầu và cạnh tranh trong thị trường lao động.

Tóm lại, việc xây dựng các biện pháp chuyển đổi số trong nhà trường mang lại nhiều giá trị quan trọng, từ việc nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sáng tạo và phát triển cá nhân, tạo ra môi trường học tập tương tác và kết nối, tiết kiệm thời gian và tài nguyên, đến việc chuẩn bị cho tương lai của học sinh và sinh viên. Việc chuyển đổi số trong nhà trường là một trong những đề tài quan trọng của chương trình chuyển đổi số quốc gia và đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục. Đề tài có thể là gợi ý và truyền cảm hứng cho thầy và trò các nhà trường còn băn khoăn với công tác chuyển đổi số trường học.

Nhóm tác giả: Hà Quang Vinh – Hiệu trưởng
Lưu Quang Hưởng – Phó hiệu trưởng
Trần Văn Tỏ - Tổ trưởng chuyên môn