-
M ột số vấn đề chung
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Truyền thống là cách suy nghĩ, cư xử, hành động, thừa hưởng từ thế hệ trước” . Như thế là những thói quen, tập quán, các chuẩn mực trong hành vi, phong cách sống và hoạt động được mọi người thừa nhận và tuân theo, được giữ gìn và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác chính là truyền thống. Nhắc đến truyền thống có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc.
Công tác giáo dục truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là hệ thống hoạt động của các cấp bộ Đoàn nhằm giữ gìn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, của địa phương, đơn vị, ngành nghề, truyền thống của dân tộc, truyền thống của Đoàn… làm cho các giá trị truyền thống giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần và hình thành nhân cách cao đẹp cho thanh thiếu nhi.
Về mặt lý luận và thực tiễn thì giáo dục truyền thống có vai trò rất lớn, là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của thanh thiếu nhi.. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” nên Đảng ta đã luôn chú trọng đến việc giáo dục thệ trẻ trong đó có giáo dục truyền thống: Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chỉ thị số 42-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”.
Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, nơi mà Đảng bộ, chính quyền, người dân thành phố cùng nhau xây dựng nơi đây “có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” thì việc giáo dục truyền thống về thành phố cho thanh thiếu nhi thành phố càng phải được coi trọng để sao cho khi nhắc đến thành phố này thì không chỉ khiến người ta liên tưởng đến là nơi phát triển năng động không chỉ là khiến mỗi người nhớ đến sự hoa lệ, sầm uất trên từng con phố mà còn khiến mỗi người khi nghe đến thành phố sẽ nhớ đến những món ăn đặc trưng, nghĩa tình, sự hào sảng của người dân thành phố, cả những công trình mang đến nét đẹp cổ kính, nét đẹp lịch sử cho vùng đất này như là: lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc hấp dẫn của Dinh Độc Lập; Bến Nhà Rồng nơi Bác ra đi tìm đường cứu dân tộc; Nhà hát thành phố với lối kiến trúc Tây Âu; Bưu điện thành phố; Chợ Bến Thành - điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay; Chợ Lớn; Địa đạo Củ Chi…
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh luôn là nơi khởi nguồn tổ chức các hoạt động giáo dục thu hút thanh thiếu nhi của cả nước tuy nhiên hiện nay cũng chưa có nhiều mô hình, giải pháp hay trong công tác giáo dục về truyền thống địa phương cho thanh thiếu nhi. Vì lẽ đó, tác giả mong muốn nêu ra một số thực trạng về vấn đề này, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh t hành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
2. Th ực trạng gi áo d ục gi á tr ị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh cho thanh thi ếu nhi
Qua nghiên cứu chương trình, tài liệu lịch sử, văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy, chương trình, nội dung, tài liệu giáo dục đã hệ thống hóa các sự kiện lịch sử tiêu biểu theo tiến trình, giai đoạn lịch sử, quá trình phát triển thành phố có xác định các nhân vật lịch sử tiêu biểu, các di tích lịch sử, các lễ hội tiêu biểu nhưng nội dung chưa đầy đủ, chưa cụ thể ở tất cả các địa phương của thành phố. Do đó, bản thân cán bộ Đoàn, Hội, Đội thành phố chủ yếu khi thực hiện công tác giáo dục này tìm nguồn thông tin qua thư viện, mạng Internet, bảo tàng; ít nguồn thông tin từ nhà nghiên cứu lịch sử thành phố, sách, tài liệu, báo cáo hội thảo khoa học. Cùng với đó, báo cáo viên tiếp cận chủ yếu là về thông tin mà thiếu đi giải pháp cho việc thiết kế, tổ chức, đánh giá, huy động nguồn lực cho tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống thành phố ra sao nên để thực hiện hiệu quả hoạt động này với mỗi báo cáo viên không hề dễ dàng. Giúp thanh thiếu nhi thành phố hiểu về thành phố có Tạp chí Sài Gòn xưa và nay, Thành Đoàn đăng tải thông tin qua fanpage,website bằng những hình ảnh trực quan về lịch sử, nghĩa tình thành phố nhưng không nhiều mô hình, giải pháp để truyền tải giáo dục truyền thống của các cơ sở Đoàn học hỏi lẫn nhau chưa nhiều. Tại cơ sở, các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất ít đề cập đến các sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội của thành phố vào trong các hoạt động của mình.
Về các hình thức mà tổ chức Đoàn, Hội, Đội Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thời gian qua như: Tham quan di tích lịch sử văn hóa; Giao lưu các nhân vật lịch sử, câu lạc bộ truyền thống Thành Đoàn; cho thanh thiếu nhi tham quan phòng truyền thống của Thành Đoàn, thi tìm hiểu về thành phố. Tuy nhiên, đa phần thanh thiếu nhi có thành tích học tập xuất sắc và có thành tích cao trong công tác Đoàn, Hội, Đội mới được chọn tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và chỉ ở mức tham quan du lịch chứ chưa thật sự tổ chức thành hoạt động trải nghiệm giáo dục truyền thống có đo lường, có kiểm tra, đánh giá nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
3. M ột số giải ph áp nâng cao hi ệu quả c ông tác giáo d ục truyền thống thành phố Hồ Chí Minh cho thanh thi ếu nhi
3.1. Nâng cao năng l ực gi áo d ục gi á tr ị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh cho cán b ộ Đo àn, báo cáo viên
Đây chính là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục truyền thống thành phố cho thanh thiếu nhi để rồi mỗi một cán bộ Đoàn, Hội, Đội phải thực hiện giáo dục truyền thống truyền thống; rèn luyện trở thành báo cáo viên, tuyên truyền viên về thành phố mang tên Bác thông qua: Duy trì hoạt động Cau lạc bộ lý luận trẻ thực chất, hiệu quả; Duy trì hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và dư luận xã hội, có các báo cáo viên, tuyên truyền viên để cung cấp và bồi dưỡng thêm về kiến thức và kỹ năng; Tổ chức các tọa đàm, diễn đàn và cuộc thi để chia sẻ kinh nghiệm, truyền thống thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Thành Đoàn cũng tăng cường tập huấn, bồi dưỡng và cung cấp tài liệu, định hướng thông tin tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên theo chuyên đề.
3.2. Đa d ạng h óa các hình th ức tổ chức gi áo d ục gi á tr ị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức đọc sách về truyền thống thành phố Hồ Chí Minh, viết cảm nhận, định hướng vận dụng, giới thiệu phổ biến giá trị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh từ sách.
Giới thiệu về truyền thống thành phố Hồ Chí Minh cho thanh thiếu nhi tham quan các giá trị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp hoặc trực tuyến. Khơi dậy niềm yêu thích sáng tạo khoa học kỹ thuật cho thanh thiếu nhi bằng thi lập trình Robot Stem về tự hào thành phố mang tên Bác.
Tổ chức Hội thi với sự tham gia của thanh thiếu nhi thành phố với nhiều hình thức phong phú: Thi tìm hiểu về kiến thức về truyền thống thành phố Hồ Chí Minh; Thi viết, sáng tác văn, thơ, âm nhạc, mĩ thuật về truyền thống thành phố Hồ Chí Minh; Thi kể chuyện, xây dựng hoạt cảnh về truyền thống thành phố Hồ Chí Minh; Duy trì hoạt động trải nghiệm, tôn tạo, hiến kế giải pháp xây dựng và phát huy giá trị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh; Thi trưng bày, triển lãm sản phẩm truyền thống thành phố Hồ Chí Minh…
3.3. Huy đ ộng nguồn lực cho tổ chức hoạt động trải nghiệm gi áo d ục gi á tr ị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh
Đó là các nhà khoa học; nhà nghiên cứu viết sách về các giá trị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh, các thư viện trên địa bàn thành phố và trong các trường, các đơn vị tổ chức tour du lịch trải nghiệm dạo quanh thành phố…. Tất cả các lực lượng giáo dục cần chung sức thực hiện giáo dục giá trị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh cho thanh thiếu nhi thành phố.
Không có phương pháp nào là vạn năng dạy cho mọi đối tượng song truyền hứng thú cho thanh thiếu nhi yêu thích khám phá các giá trị truyền thống thành phố rồi tự hào nơi mình sinh sống, học tập, làm việc bằng cách cho thanh thiếu nhi tiếp cận giáo dục các giá trị truyền thống đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, từ chính địa phương đến quốc gia, từ trong nước đến quốc tế tiếp tục giáo dục giá trị truyền thống thành phố Hồ Chí Minh cho thanh thiếu nhi thành phố hiện nay. Cùng với đó, các giải pháp đề xuất ở trên cần thực hiện thống nhất, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp cần sự quan tâm thực hiện của các cán bộ Đoàn, Hội, Đội Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
ThS. Nguyễn Xuân Ng ọc – UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo ĐUK Bộ xây dựng
ThS. Chu Thị Hiền – Phó trưởng khoa Công tác Đoàn – Hội Trường Đoàn Lý Tự Trọng