TNV - Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, trong đó có điểm nhấn về công tác xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định, đó lànạn đói nghèo vẫn còn hiện hữu ở một số địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, khu vực Tây nguyên và miền núi phía Bắc. Những hạn chế này đã gây cản trờ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo là một trong những nội dung cơ bản được thực hiện dưới quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta và đã được cụ thể bằng chính sách, pháp luật và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước qua các thời kỳ. TạiĐại hội XIII, Đảng ta đã chỉ rõ: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách xóa đói, giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo và các vùng đặc biệt khó khăn; phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, bình quân mỗi năm giảm từ 1,5% - 1,7% tỷ lệ hộ nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3,5% trở lên. Đến năm 2025 giảm 40% - 50% các xã thuộc diện khó khăn và giảm trên 50% thôn, bản đặc biệt khó khăn; đồng thời khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững;Dưới đây là một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn hiện nay.
Ảnh minh họa
Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Trọng tâm là triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ban ngành, đoàn thể phải chủ động quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc thực hiện chương trình, coi đây là nhiệm vụ chính trị có tính xuyên suốt của địa phương, đơn vị; tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo hướng liên ngành, phối hợp nhất quán, đồng bộ giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Hai là, thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, chú trọng việc đổi mới mô hình tăng trưởng, định hướng cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc giagắn liền với phát triển nền kinh tế số, nâng cao chất lượng, hiệu quả với mục tiêu đến năm 2045 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Chú trọngmở rộng đầu tư và chuyển các ngành công nghiệp như chế biến nông, thủy sản, lâm sản về các vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, khu vực biên giới, hải đảo đểphát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng,thu hút lao động, tạo việc làm, thu nhập cho lực lượng lao động ở đó, với đối tượng chính là người nghèo trong khu vực;duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động, tạo việc làm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để có được năng suất lớn, chất lượng tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, cần gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội. Cần xác định công tác xóa đói giảm nghèo bền vững là nội dung cơ bản trong xã hội, có tác động to lớn đối với công cuộc xây dựng ổn định chính trị, trật tự xã hội của đất nước; đây còn là một nét đặc trưng thể hiện sự ưu việt của chế độ, khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng,sự quản lý hiệu quả của Nhà nước và là thành tựu của toàn hệ thống chính trị, là kết tinh của khối đại đoàn kết dân tộc. Bởi vậy, việc giáo dục nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với cộng đồng và xã hội về công tác xóa đói giảm nghèo là việc làm cấp thiết, quan trọng. Cần tuyên truyền rõ cho mọi người, nhất là đối với những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo về những lợi ích, những giá trị thụ hưởngcủa xóa đói giảm nghèo bền vững, từ đó xây dựng lý tưởng và ước mơ xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng dân cư. Cần phổ biến, hướng dẫn về các dịch vụ xã hội cơ bản và các chế độ, chính sách của Nhà nước tới người nghèo, truyền tải chủ trương hỗ trợ có điều kiện của Nhà nước để người nghèo không phó thác số phận cho xã hội và có ý chí, nghị lực vươn lên. Ngoài ra, cần cho họ biết về các điều kiện được hỗ trợ vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đíchcùng các chương trình tín dụng ưu đãi, các khóa học nghề, dạy nghề, xuất khẩu lao động…
Bốn là, các đoàn thể chính trị - xã hội mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấpcần phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được và khắc phục những điểm còn hạn chế; cần tích cực chủ động tham gia, năng động sáng tạo trong việc thực hiện chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”, nhất là trong tháng cao điểm Vì người nghèo hàng năm (17/10 - 18/11), cần phát động các phong trào, hoạt động vì người nghèo thường xuyên, rộng rãi nhằm thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân và cácđịa phương trên toàn quốc, cùng với đó tranh thủ sự ủng hộ, các nguồn lực của kiều bào ta ở nước ngoài và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Khi tiếp nhận các nguồn lực xã hội, cần thực hiện thiết thực, có hiệu quả vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Kịp thời có hình thức biểu dương, tôn vinh những tấm lòng nhân ái, hảo tâm, nhân rộng những tấm gương tốt về công tác xóa đói giảm nghèo bền vững.
Quang Chính