
Trên cơ sở đó, nhằm nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính cập nhật, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn của bài giảng; hướng đến cung cấp cho sinh viên những nhận thức mang tính phương pháp luận để nhận diện, đánh giá và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn một cách khách quan, toàn diện, bao quát, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
1. Mục đích, nội dung tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35-NQ/TW trong giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ trương xuyên suốt của Đảng ta. Mục đích của việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 trong giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin được thể hiện qua một số khía cạnh chủ yếu sau:
Một là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin giúp cho mỗi giảng viên nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; giúp cho các đối tượng sinh viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin còn giúp cho các bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Hai là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, một mặt nhằm khẳng định tính khoa học, cách mạng, nhân văn và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt khác gắn với việc đấu tranh phê phán, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, bóp méo tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ba là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nhằm quán triệt nội dung Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là những vấn đề cơ bản về quan điểm chỉ đạo, nội dung, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đến các đối tượng sinh viên.
Bốn là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nhằm tiếp tục khẳng định những quan điểm có tính nguyên tắc, mang ý nghĩa sống còn của Đảng, đó là: Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin để khẳng định những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trên từng vấn đề, từng lĩnh vực có liên quan tới bài giảng của môn học; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhân dân ta.
Với mục đích tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 như đã nêu ở trên, về nội dung tích hợp, lồng ghép tập trung vào một số vấn đề chủ yếu, gồm:
Một là, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng đóng vai trò nòng cốt nhất là những người làm công tác giảng dạy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đang trực tiếp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên mọi phương diện để bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hai là, nhận diện các thế lực thù địch trong việc tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay. Các lực lượng thù địch bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài lôi kéo, kết hợp với số chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức phản động. Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị.
Ba là, một số nội dung và phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch. Nội dung chống phá của các thế lực thù địch tập trung vào việc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực; phủ nhận những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dân tộc ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về phương thức chống phá, các thế lực thù địch sử dụng truyền thông đại chúng, xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam để nói xấu, xuyên tạc.
Bốn là, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tập trung đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Đổi mới nội dung, phương thức nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy vai trò của báo chí truyền thông. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng.
Năm là, về nội dung lãnh đạo đấu tranh tư tưởng hiện nay. Lãnh đạo đấu tranh phản bác các luận điệu phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin; lãnh đạo phản bác các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh. Lãnh đạo phản bác, vạch trần các luận điệu chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo phản bác các luận điệu phủ nhận thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo đấu tranh chống xuyên tạc lịch sử, phản bác các luận điệu “viết lại lịch sử”, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao.
Sáu là, về phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng. Cấp ủy các cấp xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng; lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua tổ chức đảng và đảng viên; lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua phát huy vai trò chính quyền nhân dân; lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội; thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác đấu tranh tư tưởng.
2. Vai trò của tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
Một là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Thông qua tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy sẽ tăng thêm sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của các nội dung, các chủ đề bài giảng của Phần học. Từ đó, góp phần khẳng định những quan điểm cốt lõi của Nghị quyết 35, đó là: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Hai là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin góp phần thực hiện tốt mục đích, yêu cầu của chương trình giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên bậc đại học; các giảng viên tiếp thu, bám sát các nội dung được cập nhật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin góp phần tạo lập, rèn luyện, củng cố phẩm chất và năng lực chính trị, bồi đắp khả năng nhìn nhận, đánh giá khi tiếp cận các thông tin đa chiều của sinh viên, giúp sinh viên Nhà trường biết vận dụng những kiến thức lý luận được học để đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.
Ba là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của giảng viên và sinh viên, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch. Thông qua các hoạt động giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin có tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 giúp đội ngũ giảng viên và sinh viên nâng cao nhận thức, hiểu biết, nêu cao tinh thần chủ động, tự giác trong đấu tranh, phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết 35.
Bốn là, tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nhằm khẳng định tính khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận diện những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, tăng cường tính đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin. Thông qua tích hợp, lồng ghép vào giảng dạy giúp sinh viên nắm được bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, biết cách vận dụng vào thực tiễn học tập, củng cố niềm tin vào giá trị trường tồn của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có thái độ cảnh giác, đấu tranh với các quan điểm sai trái, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin tại Nhà trường
Thứ nhất, nội dung, chương trình giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin. Đây là nhân tố quan trọng tác động bao trùm tới quá trình tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin. Theo đó, Nội dung, chương trình giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin trực tiếp ảnh hưởng, quyết định tới những thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình tích hợp, lồng ghép. Nếu nội dung, chương trình các môn lý luận Mác - Lênin tương đồng hoặc giống với các nội dung của Nghị quyết 35 thì quá trình tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn học này này sẽ rất thuận lợi. Giảng viên trong quá trình giảng dạy sẽ không gặp nhiều khó khăn khi tích hợp các nội dung của Nghị quyết 35, mặt khác các nội dung này còn có thể bổ trợ cho nhau, giúp giảng viên và sinh viên nâng cao bản lĩnh, tinh thần đấu tranh, thêm vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, hệ thống tài liệu hướng dẫn phục vụ tích hợp, lồng ghép trong giảng dạy. Trong việc thực hiện tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin luôn chịu sự tác động từ hệ thống tài liệu hướng dẫn của các cấp. Hệ thống tài liệu hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thống nhất sẽ giúp đội ngũ giảng viên bám sát những nội dung, quy định và nguyên tắc trong tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy. Hệ thống tài liệu hướng dẫn việc tích hợp, lồng ghép càng đầy đủ, rõ ràng bao nhiêu thì việc tích hợp, lồng ghép của giảng viên càng thuận lợi, đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu hệ thống tài liệu hướng dẫn việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 không đầy đủ, thiếu hoặc không thống nhất sẽ dẫn tới tình trạng thực hiện tích hợp, lồng ghép ở mỗi giảng viên khác nhau, khó đảm bảo đạt được các yêu cầu, tiêu chí đề ra.
Thứ ba, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tích hợp, lồng ghép trong giảng dạy. Quá trình tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin luôn cần sự bảo đảm về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học. Quá trình tích hợp, lồng ghép của giảng viên sẽ gặp thuận lợi, đạt hiệu quả cao nếu nhà trường bảo đảm tốt về hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ cho giảng dạy, như: Hội trường chuẩn, bàn ghế, micro, loa, máy tính kết nối mạng internet, máy chiếu,… Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học đầy đủ, hiện đại và đồng bộ sẽ tạo ra thuận lợi lớn cho giảng viên, khích lệ giảng viên tích cực, chủ động sử dụng hiệu quả các phương pháp giảng dạy, tối ưu hóa khả năng truyền thụ, thông qua đó việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy cũng mang lại hiệu quả cao hơn. Ngược lại, nếu hệ thống cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu thốn hoặc không đồng bộ sẽ gây ra những khó khăn, cản trở nhất định cho giảng viên trong quá trình giảng dạy, việc tích hợp, lồng ghép.
Thứ tư, trình độ của giảng viên trong giảng dạy tích hợp, lồng ghép. Trình độ, khả năng và kinh nghiệm tích hợp, lồng ghép nói chung và tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nói riêng có tác động rất lớn tới chất lượng, hiệu quả tích hợp, lồng ghép. Theo đó, trình độ của giảng viên trong giảng dạy tích hợp, lồng ghép là những kiến thức hiểu biết về nội dung Nghị quyết 35, về các môn lý luận Mác - Lênin, trình độ tích hợp, lồng ghép trong giảng dạy, kỹ năng sư phạm, khả năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là những kinh nghiệm về tích hợp, lồng ghép trong giảng dạy,… tất cả những yếu tố này đều tác động, ảnh hưởng lớn tới việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin của giảng viên.
Thứ năm, phương pháp tích hợp, lồng ghép. Trong hoạt động giảng dạy nói chung và việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nói riêng luôn chịu tác động, ảnh hưởng rất lớn từ phương pháp. Nếu phương pháp tốt thì sẽ đạt được hiệu quả cao, còn phương pháp hạn chế thì khó có thể truyền tải được những nội dung, yêu cầu đề ra trong tích hợp, lồng ghép. Do đó, phương pháp mà giảng viên sử dụng trong việc tích hợp, lồng ghép Nghị quyết 35 vào giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả tích hợp, lồng ghép, thể hiện thông qua việc tạo ra thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn, cản trở cho việc tích hợp, lồng ghép./.
----------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lê Thị Chiên (2021), “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5/2021.
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2019), Hướng dẫn số 475-HD/HVCTQG -TCT ngày 24-9-2019 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
3. Phạm Anh Hùng - Đới Gia Thiên Linh (2023), “Nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác - Lênin góp phần củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số tháng 3/2023.
Ths. PHAN THỊ HƯƠNG
Khoa Lý luận Chính trị và Pháp luật - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật - Công nghiệp