Ở Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, giảng viên và học viên có vai trò lớn và thiết thực nếu được phát huy tốt trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, không chỉ trong tiết học trên lớp, mà còn còn có thể góp phần thúc đẩy các chủ thể khác tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng cơ quan, đơn vị, tại nơi cư trú và cả những cộng đồng xã hội khác.
Từ khóa: Bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng, Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, học viên, giải pháp
1. Tình hình thực trạng trách nhiệm học viên tham gia công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ
Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Ngay sau khi Nghị quyết số 35-NQ/TW được ban hành đã được các cơ quan, đơn vị các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ trung ương đến cơ sở. Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đã tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW bằng những kế hoạch cụ thể, triển khai không chỉ đối với cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường mà còn lồng ghép vào các bài giảng để phổ biến, nâng cao nhận thức, năng lực và sức chiến đấu của học viên nhà trường. Nhưng thực tế các cán bộ, học viên được tiếp thu lý luận, kiến thức về nền tảng tư tưởng của Đảng qua nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau.
Do vậy, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; "tự diễn biến:, "tự chuyển hóa" trong nội bộ là những nấc thang quan trọng của Đảng ta quá trình đấu tranh này.
Qua thực tiễn giảng dạy trên lớp học thời gian qua thấy được ý thức, trách nhiệm của học viên trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong quá trình học tập chính là bổn phận của học viên với sự tổ chức, khơi gợi, định hướng của giảng viên. Mặc dù ở mỗi lớp học, học viên chưa có sự đồng đều về vốn tri thức, về tinh thần phát biểu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng. Song, những học viên nổi trội tham gia các ý kiến, thậm chí là tranh luận để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở những chủ đề, tình huống mà giảng viên nêu ra cũng đã thể hiện vai trò của học viên về việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Học viên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong quá trình công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị chính là khi học viên sử dụng những nội dung của Nghị quyết số 35 để làm cho đồng nghiệp hiểu sâu sắc hơn nền tảng tư tưởng của Đảng; cảm nhận được sự cần thiết hơn về phát huy vai trò cá nhân để bảo vệ tập thể, bảo vệ đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực công tác. Học viên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong đời sống, sinh hoạt cộng đồng chính là khi học viên gương mẫu làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước; tự rèn luyện để sẵn sàng định hướng dư luận, cộng đồng theo lẽ phải, chính nghĩa và sẵn sàng đấu tranh với thế lực lợi dụng, kích động cộng đồng để tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch. Học viên thực hiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ khi Trung ương tổ chức đến nay. Riêng trong cuộc thi lần thứ Tư, năm 2024, toàn tỉnh đã thu nhận được 1.318 tác phẩm dự thi thuộc các loại hình: Tạp chí; báo in, báo điện tử; phát thanh, truyền hình, video clip, tăng 492 bài so với năm 2023. Sau khi thẩm định ở cấp cơ sở, các đơn vị đã gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh 280 bài dự thi, tăng 75 bài thi so với năm 2023. Qua tổ chức sơ loại, rà quét trùng lắp của Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đã có 96 bài đủ điều kiện vào chấm giải.Theo đó, Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh quyết định trao 44 giải thưởng cấp tỉnh; trao giải thưởng tập thể xuất sắc cho 3 đơn vị; trao 3 giải chuyên đề; tặng Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, triển khai, tổ chức thành công Cuộc thi trên địa bàn tỉnh. Trong số cán bộ công chức tham gia và đạt giải cuộc thi chính luận những năm qua có thể khẳng định có sự đóng ghóp công sức trí tuệ to lớn của học viên rất lớn. Bên cạnh đó cán bộ giảng viên của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đạt được trong cuộc thi chính luận thực hiện Nghị quyết 35/ NQ/TW.
Đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhờ các giảng viên nhà trường dày công nghiên cứu và đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy; là nhờ nhà trường đã khẩn trương, nghiêm túc chỉ đạo việc nghiên cứu Hướng dẫn 475, ngày 24-9-2019 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên đối với việc tăng cường kết hợp giáo dục lý luận chính trị với giáo dục, định hướng cho người học về nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch trong tình hình mới …". Đồng thời cơ bản các cơ quan đơn vị nơi học viên công tác đã tạo điều kiện cho học viên tham gia học tập đầy đủ cả trên lớp và khi đi thực tế do vậy học viên được lĩnh hội đầy đủ kiến thức và tham gia đấu tranh nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần ngfhij quyết 35-NQ/TW.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, thành tựu, một số ít giảng viên chưa chủ động cập nhật kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch vào các nội dung bài giảng để giúp học viên nhận diện và đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc sai trái, thù địch; chưa tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong kiểm tra, đánh giá học viên. Ngoài ra, công tác nghiên cứu khoa học về nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chưa được một số giảng viên chú trọng thực hiện…
2. Một số giải nâng cao trách nhiệm của học viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái của thế lực thù địch trong tình hình mới
Để tiếp tục nâng cao trách nhiệm và vai trò của học viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch thì nhất định phải có các giải pháp sau:
Một là đối với cấp ủy, lãnh đạo trường trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Thường xuyên bám sát định hướng chỉ đạo, hướng dẫn trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình"của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; gắn với tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp công tác cụ thể; đưa công tác phòng, chống "diễn biến hòa bình", ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội đi vào nền nếp đạt hiệu quả cao.
- Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang web, "diễn đàn" thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền phá chống phá cách mạng Việt Nam; phát hiện những bất cập, hạn chế của các biện pháp, công tác nghiệp vụ đã và đang được triển khai...
- Phát huy tốt vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tập trung lãnh đạo kiện toàn, xây dựng, phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Trong tổ chức thực hiện, cần duy trì tốt các chuyên trang, chuyên mục chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở các đơn vị khoa phòng.
Hai là, đối với giảng viên và lãnh đạo trường
Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; cần tập trung cập nhật những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch đã, đang và sẽ chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; cập nhật quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, chính đốn Đảng và hệ thống chính trị, về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện hiện nay…Quy định cụ thể để giảng viên tích hợp, lồng ghép nội dung về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào trong giáo án và tiết giảng. Thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, người dạy truyền tải những tri thức khoa học và thực tiễn đến người học một cách hiệu quả nhất; đồng thời qua đó nắm bắt được tâm tư, tình cảm của người học, kịp thời điều chỉnh những hành vi, thái độ của người học nếu nhận thức chưa đúng, hoặc bị chi phối bởi các quan điểm sai trái, lệch lạc.
Giảng viên tiếp tục dành thời gian nghiên cứu theo chiều sâu giá trị to lớn của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,.Tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật thực tiễn, tăng cường tương tác với học viên, thảo luận chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng bài giảng; tham gia thao giảng, dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm… để đảm bảo tính khoa học, tính Đảng, tính định hướng, tính chiến đấu trong bài giảng.
Ba là, đối với học viên đang tham gia học tập tại trường
Học viên cần hình thành thái độ và động cơ học tập một cách khoa học và đúng đắn, tích cực, chủ động tham gia nghiên cứu học tập nhằm thấm nhuần thẩm thấu chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước trong giai đoạn mới. Tích cực tham gia nhiệt tình các cuộc thi chính luận để luôn trau dồi kiến thức về nền tảng tư tưởng của Đảng và có thêm dũng khí trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Bốn là, đối với cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác
- Nhà trường chủ động, tích cực giữ mối liên lạc với cơ quan, đơn vị cử học viên tham gia khóa học để phản ánh kịp thời thái độ học tập của học viên; cần thiết sẽ gửi kết quả ngày công học tập, số ngày vắng nghỉ để cơ quan, đơn vị này biết.
Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, đơn vị cử học viên tham gia khóa bồi dưỡng về nêu cao trách nhiệm của học viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch tại địa phương và tại nơi công tác.
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc nâng cao trách nhiệm của học viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng liên quan đến trách nhiệm của nhà trường, của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời mức độ phát huy chính là thước đo chất lượng giảng dạy và chất lượng quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 280, 289
2. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, t. 2, tr. 181
3. Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 21, tr. 710 - 711
4. Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, 2005, t. 38, tr. 45
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 183, 108
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới;
7. Hồ Văn Chiểu: Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận chính trị hiện nay, kỷ yếu đề tài độc lập (2003), đề tài nhánh 1: "Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch", tr.82;
8. Nguyễn Viết Thông: Tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng, http://www.tapchicongsan.org.vn.
9. Giải pháp phát huy vai trò của học viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Trường Chinh- ThS. Nguyễn Quang Trung- Cổng thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu.
Ths. Lương Thị Thu Huỳnh
Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn