Ngành công nghệ kỹ thuật môi trường được xem ngành đáng trân trọng nhất của nhân loại

Chủ nhật, 02/04/2023 - 09:03

TNV - Như chúng ta đã biết, trận động đất hơn 7,8 độ richter xảy ra vào ngày 6 tháng 2 năm 2023 tại miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là một thảm họa thiên tai nhưng một phần do con người gây ra, con người hủy hoại vỏ trái đất bằng cách khái thác bừa bãi các quặng mỏ, làm cho vỏ trái đất mỏng đi, bên cạnh đó rừng thiên nhiên là lá phổi trái đất cũng bị tàn phá, ... tất cả làm cho độ biến thiên entropy của trái đất tăng, biến đổi khí hậu trên toàn cầu, nhiệt độ trái đất tăng, băng tuyết hai đầu cực bắc và nam trái đất tan ra, mực nước biển dâng, gây bão tố, lũ lụt, sóng thần, núi lửa hoạt động trở lại, động đất xảy ra, ...v.v đã làm cho môi trường sống mất an toàn, đó chỉ mới phân tích ở tầm vĩ mô.

TS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu – Phó trưởng khoa CNHH&TP, trường ĐHSPKT TPHCM đang tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh THPT ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Còn ở tầm vi mô khi các cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, sự phát triển công nghiệp không ngừng, nông nghiệp bị thu hẹp diện tích, khí thải, chất thải rắn và nước thải tăng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ..., con người sống trong môi trường mất an toàn, dẫn đến bệnh tật gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Như vậy qua phân tích ở tầm vĩ mô và vi mô cho thấy rằng việc kiểm soát và quản lý môi trường hiện nay và trong vài năm tới cần được đặt lên hàng đầu. Nhu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực môi trường là rất cấp thiết đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà máy, các khu công nghiệp…trong việc kiểm soát ô nhiễm, quản lý môi trường công nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Vậy ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường học cái gì, phục vụ cho công đồng như thế nào? Đây là câu hỏi các bạn có thể tìm hiểu dưới đây.

Sinh viên ĐHSPKT TPHCM ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường các hoạt động tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.

1- Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì?

Công nghệ kỹ thuật môi trường (tiếng Anh là Environmental Engineering Technology ) là ngành học đào tạo nên những kỹ sư làm việc trong lĩnh vực quản lý và xử lý các vấn đề môi trường. Khi học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực về công nghệ xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải; tính toán, thiết kế, thi công, vận hành và giám sát các hệ thống xử lý nước thái, khí thải, chất thải rắn đồng thời chuyển giao công nghệ; Quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường; Tư vấn và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp; Tư vấn và lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường của các dự án; các phương thức hoạch định, tổ chức, kiểm soát dự án môi trường; các quy trình Giám sát An toàn - Sức khỏe - Môi trường (HSE), ISO, OHSAS… Ngoài ra, Công nghệ kỹ thuật môi trường tiến đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong việc bảo vệ, quản lý môi trường.

Thông qua chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ để có đủ năng lực tổ chức và thực hiện các dự án xử lý môi trường (chất thải rắn, khí và nước) và chuyển giao công nghệ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quản lý, tư vấn và thiết kế công nghệ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trực tiếp từ sự phát triển kinh tế – xã hội tới môi trường thiên nhiên.

2- Cơ hội nghề nghiệp?

Một con số thống kế năm 2022 cho thấy, cả nước có 148,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.590,9 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 981,3 nghìn lao động, tăng 27,1% về số doanh nghiệp, giảm 1,3% về vốn đăng ký và tăng 14,9% về số lao động so với năm trước. Trong tổng số lao động trên thì phân bố cho ngành môi trường ước tính là 1,23% là rất lớn (cần hơn 8 triệu kỹ sư), trong khi nguồn nhân lực cung cấp do các trường đào tạo ra hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 80% so với nhu cầu. Do vậy, nguồn lực lao động trong lĩnh vực môi trường hiện nay đã và đang thiếu và dự đoán trong những năm tới càng thiếu trầm trọng. Nguyên nhân là do học sinh THPT ít quan tâm đến ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, và học sinh cũng không biết rõ ngành công nghệ kỹ thuật môi trường học cái gì? dẫn đến số học sinh tham gia xét tuyển vào ngành học này giảm, nên đào tạo luôn thiếu hụt nguồn nhân lực.

Phòng thí nghiệm phân tích môi trường công nghệ cao là một trong phòng thí nghiệm hàng đầu khu vực phía Nam

Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường không khó để tìm được một công việc khi mà cả thế giới đang ngày càng coi trọng các vấn đề về môi trường. Bạn có thể trở thành các kỹ sư công nghệ về xử lý chất thải, các nhà hoạt động môi trường, quản lý chất lượng các nguồn tài nguyên nước, khí …, hoặc theo đuổi dự án của riêng mình thành lập ra doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực quản lý và xử lý môi trường. Hiện nay cũng có nhiều tổ chức phi chính phủ đưa ra các cơ hội việc làm như UNEP, WHO, hay CGIAR… Dù chọn khu vực công hay tư, bạn sẽ luôn được chào đón.

cô TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung đang hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ sản xuất giấy xanh từ phế rác thải cho cuộc sống xanh.

3- Vị trí việc làm?

Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận công việc tại một số vị trí như sau:

- Làm việc tại các cơ quan phụ trách công tác quản lý môi trường như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục Quản lý môi trường biển và hải đảo, Công ty Môi trường đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, thị xã, huyện…

-  Làm chuyên gia tính toán, thiết kế lắp đặt các hệ thống xử lý môi trường (chất thải rắn, khí và nước); Phụ trách công tác kiểm soát, quản lý môi trường, an toàn môi trường lao động, vận hành hệ thống xử lý chất thải tại các công ty, nhà máy sản xuất trong các khu công nghiệp, xí nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp.

-  Làm chuyên gia môi trường tại các cơ sở, nhà máy xử lý chất thải, các công ty cung cấp nướccho khu đô thị, KCN, khu chế xuất, các công ty và tổ chức về môi trường.

-  Làm chuyên gia môi trường tại các trung tâm phân tích, quan trắc môi trường.

-  Làm các giám sát, tư vấn viên thuộc các tổ chức về môi trường trong và ngoài nước; Làm chuyên viên môi trường lao động và sức khỏe trực thuộc các công ty đa quốc gia.

-  Làm Giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành Công nghệ môi trường tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Làm ở các cơ quan nghiên cứu về môi trường: Viện nghiên cứu, các trung tâm, các trường đại học...

-  Làm công tác Quản trị các dự án về bảo vệ môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường..; Làm tại các công ty tư vấn môi trường, thiết kế hệ thống xử lý chất thải, cung cấp dịch vụ môi trường

-  Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường sau khi ra trường có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn tại các đơn vị đào tạo sau đại học trong vào ngoài nước ở bậc thạc sỹ, tiến sỹ.

Vấn đề đặt ra là lựa chọn cơ sở đào tạo nào học ngành CNKTMT được xã hội tín nhiệm? Qua bài viết này khoa CNHH&TP xin giới thiệu đến quý phụ huynh biết: ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường của ĐHSPKT TPHCM là một trong những đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu của đất nước, luôn được xã hội tín nhiệm vì đào tạo ra đội ngũ kỹ sư chất lượng cao đáp ứng được kỳ vọng xã hội, các kỹ sư ngành CNKTMT ra trường hiện nay đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, trường ĐHSPKT TPHCM hy vọng quý phụ huynh và học sinh sẽ có sự lựa chọn đúng đắn để học tập và nghiên cứu, để trong tương lai không bị thất nghiệp, lãng phí thời gian và tiền bạc.

Cuối cùng chúc quý phụ huynh và các em học sinh luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Ninh Hà