Nghề trồng hoa Tết

Thứ tư, 25/01/2017 - 10:46

anh 1, Hàng ngàn bóng đèn điện rực sáng không cho “hoa ngủ”

Không cho hoa “ngủ” Nghề hái ra tiền

anh 3, Anh Phạm Văn Phát- thanh niên trẻ theo nghề trồng hoa truyền thống Theo anh Nam, từ ngày 20 đến 25 tháng chạp tức trước Tết một tuần, là thời gian xuất hoa. Thương lái mua hoa đến từ nhiều tỉnh thành như Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai và cả người Hà Nội. Đối với thương lái ở các tỉnh lân cận, họ ký hợp đồng với chủ hoa trước đó, chừng ngày 22 Tết, đánh xe đến chở hoa về. Đối với thương lái tận ngoài Bắc, hoa được đóng gói cẩn thận, xếp lên xe tải, rồi cho người chở ra, hoặc thương lái trực tiếp vào nhận. Để đưa được những chậu hoa cúc cao đến 1,5 mét, nặng đến nửa tấn, gia đình anh Nam sắm một xe nâng chuyên dùng. Mỗi lần xuất vườn, anh Nam trực tiếp lái xe cẩu từng chậu hoa lên xe cho khách. Khi hỏi về giá cả từng loại chậu hoa, anh Nam cho biết: “Loại chậu lớn thì 5 triệu đồng/ cặp, nhỏ hơn 3 đến 4 triệu/ cặp, cặp nhỏ nhất từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng. Chuyển hoa đi xa, phải có túi ni lông bọc hoa, phủ mùn gốc giữ ẩm, đặc biệt phải có bí quyết không cho hoa nở sớm, nở xòe và giữ lâu không cho tàn sớm”, anh Nam bật mí. Nói nghề hái ra tiền, song không phải gia đình nào cũng trồng được nhiều hoa và chăm bón “xuôi chèo mát mái” đến ngày thu hoạch. Có gia đình trồng mãi nhưng hoa vẫn không chịu lớn, hoặc nở không đẹp. Giải thích về điều này anh Nam ví von: “Trồng hoa Tết hơn nâng niu con gái. Trong thời gian chăm bón, chỉ cần sai kỹ thuật, hoặc không chú trọng đến việc diệt nấm cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ nở của hoa. Nếu thân cây lùn, thấp chắc chắn bông nở bé và nhanh tàn. Ngược lại, thân cây cao, tốt, hoa nở to hơn, thời gian tàn lâu lơn và bán được giá hơn”. Không phải năm nào cũng bán được hoa, thu nhập cao, có chủ hoa không ít lần cười không nổi, khóc không xong vì hoa không bán được. “Tôi đã từng khóc với hoa lúc giao thừa vì không bán hết. Lúc đó, nhìn cả trăm chậu hoa của mình chỉ chực khóc. Năm  đầu trồng hoa, vì chưa có  mối bán xỉ, tôi lỗ trên 20 triệu đồng”, anh Phạm Văn Phát, một thanh niên trẻ ở làng hoa Kim Dinh chia sẻ. Anh Phát cho biết, số người bán ế hoa như anh không nhiều, đa phần chưa có mối lái và thường bán lẻ nên ế. Còn đối với chủ lớn bán cho thương lái một lần thì không bao giờ lỗ. Làng hoa truyền thống Chẳng biết từ bao giờ, Kim Dinh đã trở thành làng hoa truyền thống của Bà Rịa. Khi thành phố Bà Rịa còn là thị xã, làng nghề này khoảng hơn 20 hộ trồng hoa, nhưng từ khi Bà Rịa lên thành phố, số hộ gia đình trồng hoa tăng gấp 10 lần. “Mặc dù nhiều người trồng như vậy, nhưng cũng chưa đủ bán ra thị trường đâu anh. Có năm “cháy hàng” đấy. Tất nhiên đối với hoa đẹp và có thương hiệu thôi. Còn hoa không có thương hiệu uy tín, thì dễ bị ế”, anh Nguyễn Văn Nam cho biết. Theo anh Nam, loại hoa đẹp ở đây là hoa có sức sống khỏe, lâu tàn, không có chất kích thích kích nở. Thương hiệu ở đây là những người trồng hoa lâu năm, bán hoa có uy tín, có bảo hành và sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi thị trường rớt giá. “Nhà tôi từ đời bố trồng hoa đến nay, hầu như không năm nào bị lỗ. Vì mình làm uy tín, chăm bón đúng kỹ thuật nên không lo ế, Tết nào cũng bán chạy, hết vườn”, anh Nam chia sẻ thêm Để có những chậu hoa cúc, mai, lan, mào gà bán ra thị trường, trước Tết bốn tháng, những người trồng hoa ở đây lên tận Đà Lạt mua hoa giống về ươm trong chậu. Khi hoa lên chừng 30 cm, là “công đoạn chưng đèn kéo ngọn”. Sau “công đoạn” này, những người thợ bắt tay vào chăm bón để hoa nở đúng thời gian và nở rộ. Năm nay, hơn 200 hộ gia đình ở làng hoa Kim Dinh trồng trồng nhiều loại hoa như cúc, mai, lan, mào gà thái, thược dược, nhưng chủ yếu là cúc vạn thọ và cúc đại đóa. Bởi đây là hai loại hoa không thể thiếu trong lộc bình ở mỗi gia đình khi xuân về tết đến. “Cúc đại đóa và vạn thọ tượng trưng sự cát tường, an lành, sung túc nên được người tiêu dùng mua nhiều nhất. Ngày Tết, ngoài chưng hoa mai, đào, mai, lay-ơn thì hoa cúc không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Nắm bắt tâm lý và thị trường này, nên ở làng hoa Kim Dinh chúng tôi có trên 80% hộ gia đình trồng hoa cúc”, bà Nguyễn Thị Dân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Kim Dinh cho biết Làng nghề Kim Dinh cách trung tâm thành phố Bà Rịa chừng 5 km, với diện tích khoảng 15 héc ta đất trồng màu, nhưng có 80% số hộ gia đình làm nghề trồng hoa truyền thống. Chẳng ai nhớ ngọn ngành làng hoa này có từ bao giờ, chỉ biết, bao năm nay, những người dân ở đây mưu sinh bằng trồng hoa; những nhà lầu, xe hơi, con cái học hành, du học cũng từ hoa mà ra. Có nhiều thanh niên trẻ dư sức chọn cho mình một việc làm ổn định, nhàn hơn, lương cao hơn, đời sống sung túc hơn, song họ lại chọn trồng hoa làm nghề sinh kế. Bởi họ không nỡ bỏ làng nghề ra đi, không muốn làng hoa Kim Dinh mai một, dẫu vẫn hiểu nghề trồng hoa không kém nhọc nhằn và nặng gánh mưu sinh. Nhìn hàng ngàn chậu cúc xuân, cúc đại đóa đang “thì con gái” cựa mình vươn ngọn dưới ánh sáng đèn điện trong màn đêm, sau một tháng nữa, nơi này là một rừng hoa cúc vàng rực rỡ. Rừng hoa rực rỡ này được tỏa đi khắp nơi trên nhiều miền đất nước, góp phần cho mỗi gia đình ngày Tết thêm vui, tô điểm cho mùa xuân thêm đẹp.

Tuấn Cường