Thay đổi cách thức tácnghiệp trong tình hình mới
Trong những ngày tháng 6/2021, khimột số tỉnh thành cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện giãn cách xã hội vì các đợt bùng phát của dịch bệnh Covid-19, mọi hoạt động gần như bị ngừng trệ nhưng lại là lúc công việc của những người làm báo càng trở nênbận rộn hơn. Điều này được minh chứng bằng hàng loạt thông tin, bài viết, hình ảnh về lệnh phong toả, cách ly, truy vết, nhập cảnh trái phép, cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19... xuất hiện dày đặc trên các kênh truyền thông và mạng xã hội.
Để cung cấp những thông tin kịp thời, đa dạng đó,các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đã phải nhanh chóng có những thay đổi về quy trình tác nghiệp với mục tiêu kép: vừa đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết cho độc giả, vừa đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Theo đó, mỗi cơ quan báo chí đều áp dụng các hình thức họp trực tuyến thông qua các phần mềm ứng dụng trên internet hoặc qua điện thoại. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp được thay thế bằng hình thức phỏng vấn online, thậm chí hình ảnhmột số sự kiệncũng đã được “xã hội hoá” bằng cách sử dụng nhân vật để ghi hình nhân vật tại khu cách ly.
Hình các phóng viên thực hiện phỏng vấn Online.
“Chúng tôi đã trao đổi sơ về nghiệp vụ với một nữ bác sĩ dùng điện thoại vào khu điều trị cách ly tại trung tâm y tế TP. Phú Quốc nơi chị làm nhiệm vụ để ghi hình và phỏng vấn một số người nhập cảnh trái phép rồi gửi ra ngoài. Dù không hoàn toàn được như mong muốn nhưng những hình ảnh đó vẫn đáp ứng yêu cầu thông tin về hình ảnh.” – Phóng viên Nguyễn Vũ Anh – Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số – Đài THVN chia sẻ.
Theonhà báo Viết Đoàn - báo Nhân dân, để tận dụng được nguồn tin, toà soạn báo Nhân dân khu vực phía Nam, ngoài trang bị quần áo bảo hộ, phân công phóng viên chuyên trách, đã tận dụng hiệu quả nguồn tin từ các cộng tác viên hoặc chính phóng viên đang thực hiện cách ly tại những địa phương bị phong toả, để đưa thông tin chính xác,
Vớigiới truyền thông, đặc biệt là các phóng viên truyền hình,không phải vụ việc nào cũng vận dụng sự hỗ trợ của đội ngũ không chuyên. Theo họ, để thông tin có chiều sâu, hấp dẫn, dễ tiếp nhận và có độ tin cậy cao vẫn cần có sự xuất hiện trực tiếp của phóng viên tại hiện trường, do đó hiện nay nhiều toà soạn, cơ quan báo chí đã chuyển đổi mô hình tác nghiệp trong giai đoạn cấp thiết này.
Nhà báo Đặng Quang– Đài THVN khu vực Nam bộ cho biết: “Để đảm bảo an toàn, ngoài yêu cầu mỗi phóng viên khi đến vùng có dịch hay nguy cơ có dịch đều phải tuân thủ các yêu cầu phòng chống lây nhiễm, đặc biệt khi tác nghiệp tại những đơn vị, khu vực như bệnh viện, khu cách ly, sân bay... cần được trang bị quần áo, kính bảo hộ; máy ảnh, máy quay, dụng cụ và phương tiện đều phải phun khử trùng. Đơn vị đã bố trí thêm khu làm việc tại232/14 Võ Thị Sáu tách biệt với trụ sở chính ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai để không ảnh hưởng đến công việc phát sóng và các hoạt động điều hành khác, đồng thời sau khi tác nghiệp tại các vùng có dịch, toàn bộ ekip sẽ tập trung tại đây sản xuất hậu kỳ.Điều này cũng đồng nghĩa là phóng viên phải tự cách ly, và thường xuyên được theo dõi sức khỏe. Mỗi bộ phận sản xuất hay phát sóng đều được chia kíp, mỗi kíp làm việc một tuần hỗ trợ từ xa và sẵn sàng có lực lượng dự phòng thay thế.Tại những địa bàn phức tạp, nguy cơ cao, chúng tôi ghi hình trực tuyến, phỏng vấn qua điện thoại…Bên cạnh đó, nội bộ cũngxây dựng bộ phận chuyên khai thác tin bài từ các nguồn khác nhau, đáp ứng đủ lượng thông tin cung cấp cho hệ thống các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.”
Hình phóng viên mặc trang phục bảo hộ tác nghiệp tại hiện trường.
Tương tự như vậy, để duy trì hoạt động đưa tin hàng ngày lâu dài, đội ngũ cán bộ phóng viên VTV Digital Đài Truyền hình Việt Namtại TP.HCM cũngđã tối ưu hoá các hình thức hoạt động Online, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành. Các cuộc họp chuyên môn, tổ chức xuất bản tin Chuyển động 24h, Thời sự và Tài chính kinh doanh đều được thực hiệntriệt để. Ngoài áp dụng các biện pháp trực tuyến, các phóng viên VTVDigital đã chủđộngtìm tòi sáng tạo các hình thức tác nghiệp khác vào hoạt động chuyên môn nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc với nguồn bệnh, đảm bảo sức chiến đấu cho đội ngũ phóng viên hiên trường.
Khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ
Nhắc tới báo chí, cũng là nhắc tới sự dấn thân của các nhà báo vàonhững nơi hiểm nguy như bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh v.v.Và trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cùng sự biến hoá khôn lường của “sát thủ vô hình” mang tên Covid-19, rất nhiều phóng viên, nhà báocó thể trở thành đối tượng F1, F2…Tuy nhiên, cũng giống như đội ngũ những người chống dịch nơi tuyến đầu, đa số các nhà báo, phóng viên đều phải vượt qua nỗi sợ hãi vì một mục đích cao cả hơn. Họ bước vào trận chiếnhiện nay vớivũ khíkhông chỉ làcây bút, laptop, phương tiện ghi hình, mà hành trang mang theo còn làkhẩu trang, nước sát khuẩn, trang phục bảo hộ cùng công cụ bảo vệ người và máy.
Trong giai đoạn hiện nay, các nhà báo đang cùng một lúc phải đối mặt với 2 “cuộc chiến” đó là cuộc chiến chống dịch, và cuộc chiến giành độc giả diễn ra từng giây, từng phút.Họ đã có mặt, bám theo mọi diễn biến dịch bệnh ở các điểm nóng trên toàn cầu. Dù phải đối mặt với áp lực tin bài, nguy cơ lây nhiễm, nhưng bản năng nghề nghiệp luôn giúp nhà báo vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
Hình các phóng viên VTV9 tác nghiệp tại khu làm việc cách ly tập trung.
Chia sẻ với VTV News, phóng viên Vũ Em – Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số VTV Dgital – Đài THVN cho biết, để tiếp cận hiện trường những điểm “nóng”, đặc biệt là với đội ngũ nhân viên tại các khoa phòng cấp cứu, điều trị là rất khó, bởi ngoài các phượng tiện bảo hộ theo quy định, phóng viên phải tuân thủ một quy trình tác nghiệp vô cùng nghiêm ngặt. Có nơi không thể ghi hình, phỏng vấn được nên nhiều lúc phải tìm cách nhờ cậy nhân viên y tế ghi hình gửi ra ngoài, vô tình biến họ trở thành những “phóng viên bất đắc dĩ” là thế.
Không thể phủ nhận, báo chí đã đóng gópmột vị trí quan trọng trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh, tạo đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức của nhân dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc để chiến thắng đại dịch đó là điều không thể phủ nhận.
Thống kê của YouGov – một công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường uy tín (có trụ sở tại Anh) trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/2020 có tới 90% người Việt Nam đã chọn tin tưởng vào những phương tiện truyền thông nhà nước về tình hình dịch bệnh Covid-19. Điều này càng thôi thúc các nhà báo có thêm động lực để thực hiện sứ mệnh của mình.
Hình phóng viên tác nghiệp tại hiện trường.
Dù không phải là người cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân Covid-19, nhưng bằng các bài viết của mình, nhà báo đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho đội ngũ y bác sĩ, tăng thêm niềm tin cho người bệnh, mang đến cho độc giả nhiều thông tin cần thiết, nhiều kiến thức bổ ích thông quaviệc đăng tải thông tin, hướng dẫn của ngành chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thời điểm này tại TP. HCM, dịch bệnh đang lan rộng đến khắp cách quận huyện, những thông tin về ổ dịch mới kèm với việc điều tra truy vết, khoanh vùng, dập dịch, tổ chức xét nghiệm vẫn xuất hiện dày đặc trên các trang báo, các bản tin. Đồng nghĩa với hàng ngàn cây bút sẽ không ngừng nghỉ. Dù đang làđúng dịpkỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021),nhưng trên các mặt trận chống dịch khắpcả nước, nhiều nhà báo, phóng viên vẫn đang có mặt tại các điểm phong toả, bệnh viện, trường học, khu cách ly, biên giới biển và đất liền đểmang đến cho khán giả, độc giả những thông tin hữu ích được khởi phát từ trái tim đầynhiệt huyết của người làm báo cách mạng Việt Nam.
Nhà báo Trọng Ninh VTV