10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 8 tháng/2023 và 8 tháng/2024. Nguồn: TCHQ
Trong đó, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Trung Quốc đạt 22,65 tỷ USD, tăng 59,8% (tương ứng tăng 8,47 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 18,43 tỷ USD, tăng 29,2% (tương ứng tăng 4,17 tỷ USD);
Nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày đạt 10,16 tỷ USD, tăng 23,7% (tương ứng tăng 1,94 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 5,41 tỷ USD, tăng 28,8% (tương ứng tăng 1,21 tỷ USD); sắt thép các loại đạt 4,71 tỷ USD, tăng 44,4% (tương ứng tăng 1,45 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung trị giá nhập khẩu của 5 nhóm hàng này đạt 62,36 tỷ USD, chiếm 66% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc.
Một số thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam khác như Hàn Quốc với trị giá nhập khẩu từ Hàn Quốc trong 8 tháng/2024 đạt 36,78 tỷ USD, tăng 10%, tương ứng tăng 3,34 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trị giá nhập khẩu từ ASEAN trong 8 tháng/2024 đạt 30,27 tỷ USD, tăng 12,5%, tương ứng tăng 3,36 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng/2024 từ nhiều thị trường chủ lực khác đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, nhập khẩu từ thị trường Đài Loan với 14,49 tỷ USD, tăng 19,8% (tương ứng tăng 2,39 tỷ USD); từ thị trường Nhật Bản với 14,32 tỷ USD, tăng 2,8% (tương ứng tăng 392 triệu USD); EU (27 nước) với 10,8 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 1,08 tỷ USD). Đặc biệt, nhập khẩu từ Cô oét với 5,15 tỷ USD, tăng 39% (tương ứng tăng 1,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Phương Vũ